Cẩm nang

Tết nguyên đán và những phong tục kỳ lạ

Chuyentieuduong.vn – Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa nhất của người Việt. Dịp lễ tết có nhiều phong tục truyền thống ý nghĩa sâu sắc nhằm cầu mong một năm mới an khang, may mắn, thịnh vượng.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em với sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán. Riêng hoạt động đón Tết Nguyên đán đã mỗi dân tộc mỗi vẻ, với nhiều phong tục độc đáo, kỳ lạ.

Dịp tết cổ truyền, người Mông thường gọi vía trâu về ăn tết

Từ những ngày sát tết, người Mường ở Hòa Bình chuẩn bị sẵn mõ để đón giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Người Mường tin rằng đây là cách trả ơn vật nuôi trung thành vất vả giúp đỡ gia chủ cấy cày.

Đồng thời, họ cũng treo bánh ống lên các công cụ sản xuất (cày, bừa, đòn gánh) để mời trâu về ăn tết cùng gia đình. Người Mường quan niệm trâu cũng cần nghỉ tết sau một năm làm lụng vất vả.

Người H’mông vỗ mông tỏ tỉnh

Vào ngày tết, thanh niên trai gái người H’mông thường tụ tập dưới chân núi để vui xuân. Khi các nam thanh niên thích cô gái nào, người con trai sẽ vỗ mông cô gái họ thích. Nếu được cô gái đồng ý, họ sẽ dắt tay nhau tìm chỗ tâm tình thâu đêm suốt sáng.

Tục gọi hồn của người Thái

Tối 30 tết, người Thái làm thịt 2 con gà, một con được dùng để cúng tổ tiên, gọi hồn cho những người trong nhà. Thầy cúng lấy áo từng thành viên trong gia đình, buộc chặt một đầu với nhau và vắt lên vai. Sau đó, thầy cúng sẽ cầm một cây củi đang cháy mang ra đầu làng để gọi hồn. Sau cùng, mới đem về chân cầu thang nhà gia chủ để gọi hồn thêm lần nữa. Mỗi doanh nghiệp được buộc một sợi chỉ đen vào tay để trừ tà.

Tục đón năm mới với tiếng sấm của người Thái

Tết nguyên đán của người Thái tại Thanh Hóa, Nghệ An dựa vào dấu hiệu của trời đất. Trời đất chuyển mùa sau khi thu hoạch mùa màng xong, tiếng sấm đầu tiên vang lên là thời điểm đón năm mới.

Người dân tộc Lô Tô đi ăn trộm lấy may

Dân tộc Lô Tô quan niệm rằng vào thềm năm mới nếu ai đó mang một chút gì đó về nhà thì gia đìnhhọ sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn. Do đó mà có tục đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay lấy vật có giá trị.

Tục Pà Thẻn thờ bát nước lã

Trên bàn thờ người Pà Thẻn luôn có một bát nước lã được đậy kín. Đêm giao thừa, cả nhà đóng kín cửa và bịt hết lỗ thoáng. Chủ nhà sẽ dùng nước trong bát để lau chùi sạch sẽ và thực hiện trong bí mật, nếu chẳng may bị phát hiện thì họ quan niệm sẽ gặp xui xẻo, vận hạn cả năm.

Tây nguyên với lễ bắt chồng

Khi đến tết nguyên đán, đồng bào các dân tộc Cơ Ho, Chu Ru, Cil… ở Tây Nguyên sẽ vào dịp lễ bắt chồng. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái sẽ về thông báo cho gia đình để đến dạm hỏi nhà trai.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>> Ngày tết người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

>> Tiểu đường có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

NGƯỜI THẦY CỨU HÀNG NGHÌN BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia