Cẩm nang

Kha tử – Vị thuốc Đông y quen thuộc

Kha tử là loại thảo dược tính ấm có nhiều công dụng chữa bệnh. Đặc biệt, Kha tử là vị thuốc Đông y quen thuộc có tác dụng tiêu viêm, ngăn đờm, giảm ho và nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa.

1. Đặc điểm tự nhiên

Cây Kha tử (Terminalia chebula Retz) có tên thường gọi là cây chiêu liêu, hạt chiêu liêu, kha lê. Kha tử là cây thuốc dạng gỗ cao 15-20m. Phần cuống ngắn, hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, tràng hoa màu trắng và tỏa mùi thơm. Quả chín sấy và phơi khô của cây Kha tử được dùng làm thuốc.

Quả cây Kha tử có hình trứng thon, độ dài khoảng 3-4cm, hai đầu tù và có 5 cạnh dọc, màu vàng nâu nhạt. Phần cùi thịt của quả Kha tử có màu đen nhạt, khô, chắc. Thời lượng thu hoạch Kha tử vào tháng 9, 10, 11.

2. Vùng trồng và cách trồng

Cây thuộc họ Bàng và được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ. Ở Việt Nam cây kha tử thường mọc nhiều ở miền Nam, ở những địa phương bằng phẳng ven sông suối, dọc đường đi, chân núi ở độ cao dưới 1.200m. Cây Kha tử mọc cả trên đất pha sét và đất cát.

Người dân thường thu hái quả Kha tử từ tháng 6-8, sau đó họ đem phơi khô. Khi quả chín sẽ có màu vàng ngà, thịt chắc. Khi đem sơ chế, bạn sẽ rửa sạch quả Kha tử, để ráo, sao sơ và giã dập, bỏ hạt để dùng.

3. Công dụng

kha-tu-vi-thuoc-dong-y-quen-thuoc

– Quả Kha tử có thành phần axit galic, egalic, chebulinic, luteolic có tác dụng kháng sinh chữa nhiễm khuẩn. Các chất terchebin, chebutin hỗ trợ giảm chứng có thắt cơ trơn (chống co thắt dạ dày, ruột). Ngoài ra, hoạt chất chebulanin có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

– Y học hiện đại đã chứng minh được Kha tử có tác dụng giảm ho, điều trị viêm họng, khàn tiếng. Hoạt chất Polysaccharid có trong Kha tử giúp giảm ho hiệu quả. Cụ thể sau khi uống nước Kha tử, người bệnh đã giảm ho ngay từ phút thứ 30.

Đối với bệnh viêm họng, nguyên nhân do vi-rút cúm A, cúm B, viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)) và khoảng 20% còn lại do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu,.. việc sử dụng Kha tử rất hiệu quả.

– Theo đơn vị Nghiên cứu nông nghiệp sinh học Ấn Độ, Kha tử chứa hoạt chất kháng vi-rút Alloyl. Hoạt chất này giúp ức chế các vi-rút làm giảm hệ miễn dịch ở người. Với công dụng chữa bệnh là lợi thế, các nhà không ngừng nghiên cứu các bài thuốc được tạo ra từ chế phẩm Kha tử giúp ức chế một số vi khuẩn ở người như mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết ở người.

4. Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Kha tử

Trị phế hư, ho hen, khản tiếng

kha-tu-vi-thuoc-dong-y-quen-thuoc

– Cách 1: Kha tử lấy phần thịt quả (tách bỏ hạt) ngậm nhai, nuốt lấy nước từ từ đến khi thấy hết vị chát, có thể ngậm thêm cùng vài hạt muối nhỏ. Dùng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 quả. Ngậm ngay khi cảm thấy đau họng và có biểu hiện ho để chữa dứt điểm.

– Cách 2: Bạn có thể sắc uống, kết hợp thêm với cát cánh, cam thảm, đảng sâm, ngũ vị tử.

Trị tiêu chảy lâu ngày, lỵ kinh niên, viêm ruột đại tiện ra máu, tiểu ra máu, băng lậu đới hạ

kha-tu-vi-thuoc-dong-y-quen-thuoc

– Cách 1: Kha tử 12 quả (6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt) sao vàng lên và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu, người bệnh nên sắc thêm cam thảo cùng với Kha tử. Nếu lỵ ra đờm thì dùng nước sắc cam thảo tẩm với mật ong.

– Cách 2: Kha tử 12g, hoàng liên 6g, mộc hương 6g, tán nhỏ thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8g .

– Cách 3: Kha tử 6g, phòng phong 6g, trần bì 6g, mạch nha 6g, cát căn 2g, sơn tra 2g. Sắc uống để giúp trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy.

Ngoài các tác dụng dược lý trên, các nghiên cứu gần đây còn đưa lại những kết quả hứa hẹn về nhiều tác dụng tiềm năng của kha tử trong chống lão hóa, điều trị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, ung thư, bệnh lý thận, bảo vệ tế bào thần kinh, tế bào gan, bảo vệ niêm mạc dạ dày…

XEM THÊM:

>> Cách phòng và điều trị bệnh hen suyễn trong môi trường ô nhiễm

>> Kỷ tử giúp điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia