Tin tức y tế

Cách phòng và điều trị bệnh hen suyễn trong môi trường ô nhiễm

Chuyentieuduong.vn – Hen suyễn là căn bệnh mãn tính nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hàng ngày, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Trong những năm vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới đã làm gia tăng thêm tình trạng hen suyễn ở mọi lứa tuổi khác nhau.

1. Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh hen suyễn là căn bệnh của hệ hô hấp, cơn hen xuất hiện làm lớp niêm mạc của ống phế quản sưng lên. Gây ra viêm nhiễm và kích ứng, giảm lượng không khí ra vào phổi. Các biểu hiện đầu tiên của cơn hen suyễn là tức ngực. Khó thở, hụt hơi, thở nhanh dồn dập, nhịp tim bất thường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính có hơn 400 triệu người mắc bệnh về hen suyễn vào năm 2025. Trong đó số người tử vong lên đến hơn 250.000 người. Bệnh hen suyễn giờ đây đã là căn bệnh gây tử vong hàng thứ 4 trên thế giới.

Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, khói bụi, ô nhiễm môi trường cùng với thời tiết mùa thu đông lạnh là điều kiện bất lợi cho các bệnh nhân có bệnh lý hô hấp. Đặc biệt là hen suyễn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

2. Người bệnh hen suyễn rất nhạy cảm với thời tiết

Sau thời gian giãn cách, nhiều người dân đã bắt đầu sử dụng các phương tiên giao thông đi lại trên đường. Điều này làm chất lượng không khí kém đi. Người bệnh hen suyễn rất nhạy cảm với thời tiết thay đổi. Đặc biệt là ô nhiễm không khí và thay đổi mùa nên cần cẩn thận hơn.

o-nhiem-moi-truong
Ô nhiễm không khí gây gia tăng tình trạng hen suyễn

Người bệnh hen suyễn trong giai đoạn đầu tiên thường có dấu hiệu ho và khạc đờm trong vòng 1 tháng. Hoặc khi đang leo cầu thang, leo dốc cảm thấy khó thở hụt hơi ,thì cần đi khám sớm.

3. Phòng tránh bệnh hen suyễn như thế nào?

Vì vậy, người bình thường muốn phòng bệnh hen suyễn cần thực hiện tốt việc giữ ấm cơ thể khi ra đường. Uống đồ ấm nóng, tránh nằm điều hòa lạnh dưới 26 độ C, dễ bị nhiễm lạnh. Súc họng trước và sau khi ra khỏi nhà để tránh virus và vi khuẩn xâm nhập.

Đối với người bệnh hen suyễn khi khó thở thường sẽ hoảng loạn, nhưng người bệnh cần bình tĩnh đối phó với tình trạng này. Người bệnh cần bình tĩnh thở chậm hơn, sâu hơn, lấy ống hít chuyên dụng, hít 30-60 giây/lần. Tối đa chỉ dùng 10 lần, gọi xe cấp cứu nếu tình trạng trở nặng.

Thêm vào đó, người bệnh hen suyễn cũng cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Tránh các loại thực phẩm có ga, giàu calo, hàng đông lạnh, tránh ăn mặn và đồ chua. Một số loại thực phẩm bệnh nhân hen suyễn cần bổ sung nhiều hơn như các loại rau xanh chứa nhiều vitamin A và C. Các loại thực phẩm giàu Omega-3 như cá biển, hạt lanh, hạt chia.

Ngoài ra, người bệnh hen suyễn cũng cần có chế độ luyện tập đều đặn. Nhưng cần tránh các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ. Các bài tập như đi bộ, yoga hay dưỡng sinh sẽ phù hợp hơn với người bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn hiện nay vẫn chưa có cách chữa đứt điểm, nên gần như người bệnh phải sống chung với bệnh đến suốt đời. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và có một cuộc sống lành mạnh là điều người bệnh hen suyễn cần làm mỗi ngày để tự bảo vệ chính mình.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia