Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Tăng hạ đường huyết: Tình trạng nào nguy hiểm hơn với người bệnh tiểu đường?

Chuyentieuduong.vn – Việc lựa chọn thực phẩm, hoạt động thể chất và quá trình dùng thuốc điều trị tiểu đường sẽ khiến đường huyết tăng hoặc giảm. Vậy tăng hạ đường huyết: Tình trạng nào nguy hiểm hơn với người bệnh tiểu đường?

Bác Hoàng Minh Lý (63 tuổi) ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi mắc đái tháo đường 1 năm, đường huyết lúc đói giảm xuống tận 4.5 mmol/L. Sau ăn 2 giờ, đường huyết lên tận 8 mmol/L. Mỗi lần như thế, tôi đều rất hoảng, phải ăn tạm cái kẹo, nghỉ ngơi một lúc. Vậy Chuyện tiểu đường có thể cho tôi biết: “Tăng hay hạ đường huyết nguy hiểm hơn đối với người bệnh tiểu đường, để tôi phòng ngừa”.

Với trường hợp bác Lý, chuyên gia Lã Ánh Hồng có một số giải đáp thắc mắc sau:

1. Đột ngột tăng hạ đường huyết, biến chứng nguy hiểm

Tình trạng tăng hạ đường huyết đều nguy hiểm như nhau, đều tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng tăng giảm đường huyết đột ngột, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cân cấp cứu như hôn mê, mất khả năng nhận thức. Tăng, giảm đường huyết trong một thời gian dài ảnh hưởng đến chức năng của mắt, thận, thần kinh và hệ thống tim mạch.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

2. Tăng đường huyết là như thế nào?

Tăng đường huyết sẽ có biểu hiện như khát nước, nhức đầu, khó tập trung, mắt mờ, đi tiểu nhiều lần, cơ thể có cảm giác mệt mỏi. Thậm chí bạn bị tiêu chảy và nôn mửa liên tục, sốt kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ, đường máu cao hơn 8.0 mmol/L. Tình trạng đường máu lên cao liên tục, gây nhiễm trùng da và âm đạo, tổn thương hệ thần kinh, rối loạn chức năng cương dương ở đàn ông. Do đó, khi gặp bất cứ các triệu chứng liên quan phải theo dõi đường huyết cad xử lý ngay tại nhà. Tiến hành cấp cứu ngay, nếu bạn không thể ăn bất cứ thức ăn hay chất lỏng nào.

do-huyet-ap
Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong máu, để kiểm soát chỉ số đường trong giới hạn an toàn

Nguyên nhân tăng đường huyết là do bạn bỏ qua hoặc quên uống thuốc hạ đường huyết, quên không tiêm insulin theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nạp quá nhiều tinh bột một ngày, lại hoạt động và vận động ít hơn so với bình thường. Đồng thời, tình trạng ốm đau hay căng thẳng cũng có thể gây tăng đường huyết, do cơ thể tăng cường sản xuất hormone chống lại bệnh tật, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên.

3. Hạ đường huyết là như thế nào?

Hạ đường huyết quá mức gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Khi lượng đường máu xuống thấp dưới ngưỡng an toàn, cơ thể tăng cường sản xuất hormone làm tăng đường huyết (adrenaline, glucargon), gây nên các triệu chứng cồn cào, da mặt tái, bủn rủn tay chân. Biến chứng nặng có thể hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong do hôn mê quá giai đoạn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết tiểu do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều và ăn uống kiêng khem thiếu chất. Sư dụng thêm thuốc cảm cúm, các loại thuốc điều trị khác cũng dẫn đến hạ đường huyết. Người uống nhiều rượu mà bỏ ăn cũng gặp tình trạng này.

4. Giải pháp hạn chế tăng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

– Thường xuyên theo dõi lượng đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà. Tốt nhất nên kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép. Lượng đường máu an toàn lúc đói là 5,0 – 7,2 mmol/L (tương đương 90-130 mg/dL), sau bữa ăn 1-2 giờ là 10 mmol/L (tương đương 180 mg/dL), trước lúc đi ngủ là khoảng 6,0 – 8,3 mmol/L (tương đương 110 – 150 mg/dL).

– Xét nghiệm A1C tại bệnh viện, để nắm được mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng, mức A1C bình thường dưới 7%. Tuy nhiên, với người già khi kèm bệnh lý khác, mức A1C trên 8%, vẫn có thể chấp nhận được.

– Lên kế hoạch thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên uống nhiều nước để loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu qua nước tiểu. Tập thể dục nhiều hơn, nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn số lượng và loại thực phẩm mà bạn cần bổ sung.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, giúp bác Lý nhận biết được tình trạng tăng hay hạ đường huyết mà mình đang gặp phải. Từ đó, thay đổi được thói quen sinh hoạt, dùng thuốc cho đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc bác thật nhiều sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia