Cẩm nang

7 thực phẩm vào ngày tết người bệnh tiểu đường nên tránh xa

Chuyentieuduong.vn – Sau mỗi dịp tết nguyên đán, số bệnh nhân đái tháo đường nhập viện và một số ít bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê đâu trong do đường huyết tăng cao hoặc hạ đường huyết quá mức.

Nếu bị tiểu đường, bạn nên duy trì một kế hoạch ăn uống lành mạnh, nhất là vào dịp tết. Bạn có thể ăn một khẩu phần nhỏ thực phẩm chứa carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ để kiểm soát lượng đường huyết. Đồng thời, nên hạn chế một số thực phẩm dưới đây:

1. Bánh kẹo

Bánh kẹo là phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Những thực phẩm này chứa hàm lượng đường tinh luyện lớn và một số còn có tinh bột.

Bánh kẹo khi nạp vào cơ thế, đường huyết sẽ nhanh chóng tăng lên. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, lượng đường trong máu sẽ tăng vượt mức cho phép, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Bánh chưng (Bánh tét)

Bánh chưng là món ăn mà gia đình nào cũng có trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng hay bánh tét đều được làm từ gạo nếp, loại gạo chứa hàm lượng carbohydrat rất cao. Đó là lý do tại sao chúng ta ăn đồ nếp lại cảm thấy no lâu hơn.

Đối với bệnh tiểu đường, việc hạn chế tinh bột là chuyện đương nhiên. Tuy vậy, nếu lựa chọn ăn bánh chưng thì người bệnh sẽ phải hạn chế ăn những đồ ăn khác để duy trì đường huyết trong cơ thể

3. Đồ uống có cồn

bia-beer

Rượu bia là các loại đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích mà người bệnh tiểu đường nên tránh xa. Vì kết hợp các loại đồ uống này với các loại thức ăn khác sẽ khiến lượng đường máu tăng cao và không kiểm soát được.

4. Nước ngọt có ga

Nước ngọt có gas thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn ngày Tết. Đây là loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường đặc biệt nên tránh bởi chúng chứa một lượng đường khá lớn. Ngoài ra, nước ngọt có gas còn chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

5. Thịt đỏ

Các món ăn được chế biến từ thịt đỏ như bò, dê được ưa chuộng trong ngày Tết. Thịt đỏ là nguồn cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy vậy chúng ta cũng không nên sử dụng quá liên tục.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt đỏ góp phần làm tăng cholesterol trong máu tăng nguy cơ mắc những biến chứng của người bệnh tiểu đường.

6. Da gà và các thực phẩm chất béo bão hòa.

da-ga-luoc

Thịt gà luộc luôn là món ăn phổ biến nhất trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Tuy vậy, đối với người bệnh tiểu đường, ăn thịt gà nên bỏ đi phần da. Tương tự như thịt đỏ, chất béo bão hòa cũng làm tăng những nguy cơ mắc biến chứng ở người bệnh tiểu đường.

Một số loại đồ ăn khác chứa nhiều chất béo bão hòa như nội tạng động vật và da của các loại gia cầm khác nói chung.

7. Thực phẩm chế biến sẵn

Trong những ngày ăn Tết với nhiều món cổ truyền, chúng ta thường chuyển sang sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hay đóng hộp để “đổi vị”. Thực tế, đa số thực phẩm đóng hộp thường chứa chất bảo quản và có lượng muối cùng chất béo bão hòa lớn.

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>> Ngày tết người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

>> Tác hại tiểu đường đối với cơ thể người bệnh

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia