Cẩm nang Kiến thức tiểu đường

Phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh

Ranh giới khác biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng đang bị lu mờ bởi những thông tin thiếu sót trong truyền thông, quảng cáo. Vậy làm thể nào để phân biệt 2 loại sản phẩm này?

1. Định nghĩa chính xác về thuốc và thực phẩm chức năng

Thuốc là các chế phẩm (ngoài thực phẩm), có chứa hóa dược liệu, được sử dụng để ngăn ngừa, chẩn đoán, điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh và các tình trạng bất thường. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến cách não và phần còn lại của cơ thể hoạt động, gây ra những thay đổi về tâm trạng, nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi. Một số loại thuốc ma túy, chẳng hạn như opioid, có thể bị lạm dụng hoặc dẫn đến nghiện. 

Thuốc bao gồm có thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc-xin và sinh phẩm.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam khuyến nghị thực phẩm chức năng được định nghĩa như sau: 

“Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hoặc sản phẩm) có hoặc không có dinh dưỡng, với tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, làm cho cơ thể thoải mái, tăng cường tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.”

Ở Việt Nam hiện nay, thực phẩm chức năng còn được gọi là thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng sinh học,… có độ phổ biến cao.

phan-biet-giua-thuc-pham-chuc-nang-va-thuoc-chua-benh

2. Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc

Để phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc, chúng ta sẽ có bảng sau:

phan-biet-giua-thuc-pham-chuc-nang-va-thuoc-chua-benh

3. Các phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng qua bao bì sản phẩm

Bên cạnh việc nhận biết qua công dụng và hoạt tính sâu bên trong thuốc, người tiêu dùng cũng có thể nhận biết 2 loại sản phẩm này thông qua nhãn mác, bao bì với những đặc điểm sau:

Thông tin chung trên nhãn mác

Với các sản phẩm thuốc, trên nhãn mác phải ghi rõ ràng là thuốc, kèm theo thông tin chỉ định, liều lượng, chống chỉ định rõ ràng. 

Với các sản phẩm chức năng, nhãn mác sẽ ghi là thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng sinh học, thực phẩm dành cho chế độ ăn kiêng đặc biệt, kèm theo là thông tin về công dụng hỗ trợ chức năng bộ phận nào.

Các thông tin theo pháp luật

Các sản phẩm thuốc trên bao bì phải in số đăng ký, lưu hành do cơ quan Bộ Y Tế cấp phép (thường tin trên hộp, trên vỉ thuốc và trong hướng dẫn sử dụng). Một số ký hiệu nhận biết như:

– VD-….-yy: thuốc sản xuất trong nước

– VN-….-yy/ VN2-….-yy/ VN3-….-yy: thuốc sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam

– V…-H12-yy: thuốc từ dược liệu sản xuất ở trong nước

– VS-….-yy: thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước

– GC-…-yy: thuốc sản xuất gia công

– QLĐB-….-yy: các thuốc được quản lý đặc biệt

– QLSP-…-yy: dành cho một số sản phẩm thuốc sinh phẩm như thuốc có chứa lợi khuẩn, thuốc sinh học

– QLVX-….-yy: dành cho vắc-xin

*yy là 2 số cuối của năm cấp mã lưu hành

Các thuốc yêu cầu kê đơn sẽ có thêm ký hiệu Rx

Với thực phẩm chức năng, trên bao bì cần có Số đăng ký là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) theo mẫu: Số được cấp/số năm cấp/YT-CNTC. Ngoài ra, sau phần công dụng sản phẩm và các khuyến cáo cần có thêm ghi chú “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Thuốc và thực phẩm chức năng về bản chất có rất nhiều điểm khác biệt, ngay cả trong quy định lưu hành phân phối và tiêu dùng. Việc phân biệt chính xác 2 loại sản phẩm này giúp cho người tiêu dùng đảm bảo được an toàn sức khỏe cũng như không hiểu sai về chức năng của một chế phẩm dược liệu.

tam-hong-phuc

XEM THÊM:

>> Cách tính tiểu đường là gì? Khi nào nên tính tiểu đườnga

>> Những thực phẩm vào ngày tết người bệnh tiểu đường nên tránh xa

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia