Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Vết thương của người đái tháo đường lâu lành?

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh đái tháo đường thường bị nhiễm trùng khi có vết thương, vết xước ngoài da. Đó là vì đường huyết cao làm giảm khả năng chống lại vi trùng, mô hạt kém, dẫn đến vết thương của người đái tháo đường lâu lành hơn.

1. Tại sao vết thương của người đái tháo đường lâu lành?

Đường huyết cao làm quá trình liền da, liền sẹo gặp khó khăn. Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dễ dàng ghé thăm người bệnh tiểu đường. Lượng đường tăng cao, kéo dài sản sinh nên chất độc hại. Làm phá hủy các mạch máu, lượng máu khó lưu thông dẫn đến vết thương của người đái tháo đường lâu lành hơn.  

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi phút trôi qua trên thế giới lại có 2 người bệnh đái tháo đường phải cắt cụt chi vì biến chứng loét bàn chân. Rất nhiều trường hợp trong số đó xuất phát từ nguyên nhân chăm sóc vết thương, vết xước không đúng cách.

Các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường cho hay, nếu biết cách xử lý và chăm sóc vết thương cẩn thận ngay khi phát mới phát hiện. Giúp người bệnh tránh được biến chứng loét bàn chân, nguy cơ đầu tiên dẫn hệ lụy phải cắt cụt tứ chi.

Ngay khi có vết xước, người bệnh đái tháo đường nên rửa sạch vết thương, tránh nhiễm trùng

2. Hướng dẫn chăm sóc vết thương cho người bệnh đái tháo đường

Chăm sóc vết thương ở người đái tháo đường có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ vết thương của mình ở mức độ nào để có phương hướng xử lý cho đúng cách.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Các vết thương chưa nhiễm trùng, người bệnh có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà. Lưu ý, khi có vết xước, người bệnh đái tháo đường nên rửa sạch vết thương ngay bằng muối sinh lý hoặc nước sạch. Rửa vết thương xong, thấm khôbằng bông gạc sạch.

Trường hợp vết thương loét, chảy máu cần lấy mảnh vải sạch buộc lên vết thương. Tuyệt đối không rửa vết thương bằng oxy già, đồng thời thoa một lớp mỏng thuốc mỡ sát trùng.

Nếu vết thương của người đái tháo đường lâu lành và có dấu hiệu nhiềm trùng. Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng viêm, kháng sinh và vitamin tăng cường hệ miễn dịch.

Một số người bệnh nặng hơn khi bị biến chứng loét chân, sẽ cảm thấy chán ăn. Trong trường hợp này, người nhà nên nấu cháo yến mạch. Cháo gạo lứt cùng với rau xanh thay cho người bệnh.

Bổ sung trái cây giàu vitamin C và các thực phẩm có lượng lớn protein như đậu, cá… giúp người bệnh đái tháo đường cải thiện sức đề kháng tốt hơn, vết thương liền lại nhanh hơn. Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng vết thương, vết xước nặng hơn. Người bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia