Thực đơn & Tập luyện Thực đơn tiểu đường

Thực đơn số 001: Canh bí đao, đậu phụ nấu nấm rơm, thịt lợn viên sốt cà chua

Chuyentieuduong.vn – Thực đơn cho người bệnh tiểu đường có thể áp dụng cho người bình thường, vì bữa ăn của họ khá đầy đủ dưỡng chất, chỉ cắt giảm lượng tinh bột và thêm nhiều rau xanh.

Sau đây là thực đơn 001 áp dụng cụ thể cho người bệnh tiểu đường, bữa ăn bao gồm các món: Cơm (1 bát), canh bí thịt bằm, đậu phụ sốt cà chua, thịt bò xào mướp.

Cách nấu món canh bí đao

Canh bí đao thanh mát, tốt cho người bệnh tiểu đường. Đây là món canh quen thuộc của nhiều gia đình, chỉ số đường huyết của bí đao rất thấp (GI=15), không những tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường còn có tác dụng ổn định đường huyết. Mùa hè này, người bệnh tiểu đường có thể nấu bí đao hàng ngày, bằng dạng nấu canh hay làm nước ép, lấy nước uống. Vừa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, lại tiêu khát cho những người bệnh thường xuyên háo nước và đi tiểu đêm nhiều.

* Nguyên liệu chuẩn bị:

– Bí đao tươi: 150 gam (1-2 lạng bí), chứa 2,4 gam đường và 1 gam chất xơ.

– Hành khô: 2 củ

– Lượng mắm, muối, nêm vừa miệng. Lưu ý, người bệnh tiểu đường nên ăn nhạt vì lượng muối nhiều sẽ dẫn đến tăng huyết áp, khiến cho insulin hoạt động kém hiệu quả.

Trong gia đình có người bệnh tiểu đường, đồ ăn phải nêm nhạt. Do đó, bạn có thể chuẩn bị một bát nước chấm, để thêm vào thức ăn cho vừa vị.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

canh-bi-dao
Món canh bí đao

* Cách làm:

– Bí đao gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.

– Phi hành lên, sau đó cho một bát tô nước. Đợi nước sôi, cho bí vào. Vặn lừa nhỏ, khuấy đều để bí chín vừa tới, tránh nấu quá lâu, sẽ nhừ bí.

Cách nấu món đậu phụ nấu nấm rơm

* Nguyên liệu chuẩn bị:

– 2 lát đậu, 100 gam nấm rơm.

– 2 nhánh hành lá, 2 củ hành khô, một ít rau thơm (mùi, thì là)

* Cách làm:

– Đậu phụ thái miếng vừa ăn, nấm rơm rửa sạch.

– Cho một ít dầu oliu vào chảo, đợi chảo nóng cho hành khô, đậu phụ và nấm vào xào cùng nhau. Cho gia vị vừa đủ, thêm lưng bát tô nước sôi. Đợi khoảng 5-10 phút, nấm chín đều, là bạn có thể thưởng thức ngay khi còn nóng.

Lưu ý, không nên nấu, ninh nhừ quá lâu. Lượng đường trong thức ăn sẽ cô đọng lại, ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh khi ăn. Người bệnh tiểu đường nên chế biến một cách đơn giản, nấu chín tới, ưu tiên món ăn luộc.

Đậu phụ nấu nấm rơm có tác dụng giảm béo, tiêu hao mỡ, thích hợp cho những tiểu đường bị béo phì, huyết áp cao và gặp bệnh lý về động mạch vành tim.

dau-phu-nau-ram
Món đậu phụ nấu nấm rơm

Cách nấu món thịt lợn (heo) viên sốt cà chua

* Nguyên liệu chuẩn bị:

– 300 gam thịt lợn (chọn phần thịt mềm, lớp mỡ trắng, thịt không có mùi hôi)

Mẹo khi chọn thịt lợn thơm  ngon là dùng ngón tay ấn vào lớp thịt, thấy các thớ thịt đều, không bị nhũn nhão, có độ đàn hồi tốt, không bị chảy nhớt hay rỉ dịch. Nên mua thịt lợn về tự xay, sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Thịt lợn là thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp các chất béo, chất đạm và vitamin, muối khoáng có lợi cho cơ thể. Theo các thống kê, trong 100 gam thịt lợn nấu chín chứa 297 calo, nước chiếm 53%, còn lại là 25,7 gam protein. Vì thế, thịt lợn là món ăn cần thiết cho chế độ ăn lành mạnh của người bệnh tiểu đường.

– Thêm 2 quả cà chua

– Hành lá, rau thơm (mùi, thì là, rau răm)

* Cách làm

– Băm nhỏ thịt. Cà chua rửa sạch, cắt dạng múi cau. Hành lá, rau thơm thái khúc.

– Đem thịt băm đi ướp từ 2 muỗng bột nêm, 1 muỗng muối, ½ muỗng nước mắm. Sau đó trộn đều và ướp gia vị trong vòng 10 phút để thấm đều.

– Sử dụng bao tay để vo viên thịt cho hợp vệ sinh, vo thịt lợn thành từng viên nhỏ để ra bát. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đợi dầu nóng (khoảng  100 ml dầu), rồi cho từng viên thịt vào chảo, chiên trên lửa đều.

– Chiên thịt trong khoảng 5 phút để thịt không bị nát. Sau đó, vớt thịt chiên ra đĩa, để nguội cho ráo bớt dầu. Sau cùng cho thêm rau thơm.

thit-lon-xot-ca-chua
Món thịt lợn viên sốt cà chua

Lưu ý, để thịt viên không bị dính, bạn có thể xoa lên lòng bàn tay một ít dầu ăn khi nặn thịt.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm một đĩa rau sống, có hàm lượng đường huyết thấp như súp lơ, rau diếp, ăn kèm các món mặn ở trên. Rau xanh giúp bệnh nhân tiểu đường cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn vặt, ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính. 

Nguyên tắc bữa ăn cho người bệnh tiểu đường là ăn thức ăn có lượng đường huyết thấp trước, nên ăn rau xanh, sau đó mới đến các món thịt, cơm. Mọi người có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có thêm thực đơn lý tưởng cho bữa ăn hàng ngày, của người bệnh tiểu đường.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia