Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Chuyentieuduong.vn – Đường hay glucose trong máu khi ở mức bình thường sẽ có vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Thế nhưng khi đường huyết tăng cao, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe theo chiều hướng tiêu cực. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tình trạng này trong bài viết sau.

Các dấu hiệu của đường huyết tăng cao

Đường huyết tăng cao là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường, đôi khi là vượt ngưỡng an toàn. Đường hay glucose trong máu có vai trò cung cấp năng lượng cho các tế bào và cơ quan. Tuy nhiên, lượng đường cao không đồng nghĩa với việc lợi ích cung cấp năng lượng cũng tăng. Đôi khi lượng đường vượt ngưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết tình trạng này?

– Bị đau đầu và một số cơn đau nhức khác.

– Dễ mất tập trung.

– Nhanh khát và đói.

– Bị khô miệng.

– Bị đầy hơi.

– Đi tiểu thường xuyên.

– Vết thương khó lành.

Nếu bạn có những dấu hiệu trên, mức độ xảy ra thường xuyên thì chứng tỏ mức đường huyết của bạn đang đáng báo động.

muc-duong-huyet

Tại sao lại có tình trạng đường huyết tăng cao?

Đường huyết tăng cao thường gắn liền với bệnh tiểu đường hoặc các rối loại nội tiết do bệnh khác cũng như các loại thuốc. Cụ thể chúng ta có tiểu đường tuýp 1 do cơ thể không sản sinh được hormon insulin phân giải đường trước khi hấp thụ vào máu. Tiểu đường tuýp 2 do suy yếu tuyến tụy, tiểu đường thai kỳ do thay đổi nổi tiết. Ngoài ra, kể cả khi cơ thể đang trong giai đoạn tiền tiểu đường thì mức đường huyết cũng khá cao so với người khỏe mạnh.

Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đường huyết cao hơn bình thường có thể kể đến bệnh xơ nang, các loại thuốc men beta và steroid.

tam-hong-phuc

Đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ảnh hưởng của đường huyết đến cơ thể có nhiều giai đoạn và mức độ khác nhau. Ở mức độ tạm thời, có thể là thời điểm đường huyết cao bất thường hoặc sau đó, tình trạng này dẫn đến một số vấn đề sau:

– Đi tiểu và khát

– Cân nặng giảm không có nguyên nhân.

– Bàn tay, bàn chân tê và ngứa.

Các tình trạng trên sẽ cảnh báo cho bạn biết mức đường huyết bất thường. Nếu như không chú ý, lơ là việc kiểm soát và điều trị, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý, biến chứng sau:

– Bệnh về tim mạch, đột quỵ.

– Các vấn đề về mắt, thị lực.

– Bệnh về thận, suy thận

– Các vấn đề về thần kinh da.

may-do-tieu-duong

Cách kiểm soát đường huyết tăng cao

Đối với người bình thường, cách kiểm soát đường huyết tốt nhất là có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể, bạn có thể phòng ngừa tình trạng đường huyết tắng cao với những lưu ý sau:

– Một chế độ ăn cân bằng, trung bình 1 ngày tiêu thụ không quá 50g đường, tăng cường chất xơ, lựa chọn thực phẩm tươi, không ăn quá nhiều đồ ăn sẵn, đồ ăn vặt.

– Vận động mỗi ngày, tập thể dục có lộ trình tối thiểu 2-3 ngày/tuần. Người khỏe mạnh nên tập các bài cường độ cao tối thiểu 30 phút/tuần. Người không có nhiều thể lực có thể chọn các môn có nhịp độ vừa phải như aerobics, yoga.

– Nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân, béo phì, hãy giảm cân, giữ cơ thể cân đối, chỉ số BMI tiêu chuẩn.

– Hạn chế tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài. Hãy dành thời gian để bản thân được thư giãn, có không gian riêng tư.

Mặt khác, đối với bệnh nhân tiểu đường, bên cạnh việc áp dụng những lưu ý trên, họ cần tiêm insulin hoặc dùng thuốc theo hưỡng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra đường huyết là rất quan trọng, đồng thời chú ý các biểu hiện bất thường của cơ thể.

kiem-soat-duong-huyet

Mức đường huyết tăng cao không chỉ xảy ra ở người bệnh tiểu đường, nó có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, ở một thời điểm nhất định hoặc kéo dài thành bệnh lý. Vấn đề này không tốt cho sức khỏe về rất nhiều phương diện. Việc hiểu được nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh tăng đường huyết là rất cần thiết. Mong rằng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi Chuyện tiểu đường để cập nhập nhanh chóng các kiến thức bổ ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

>>> Điều trị tiểu đường bằng đông y là có thật?

>>> Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia