Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết Tin tức y tế

Cách tăng đường huyết nhanh chóng

Chuyentieuduong.vn – Nếu lượng đường trong máu giảm quá thấp, người bệnh có thể gặp một số các triệu chứng, thậm chí là hôn mê khi không điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Chuyện tiểu đường sẽ đề cập đến cách tăng đường huyết cũng như các bước để giữ lượng đường trong máu của bạn ở ngưỡng an toàn.

1. Lượng đường huyết thấp là bao nhiêu? 

Đường huyết thấp (hay còn gọi là hạ đường huyết) khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới 70 mg/dL (dưới 3,9 mmol/l). Biểu hiện của hạ đường huyết là cảm thấy bồn chồn, cáu kỉnh hoặc choáng váng. Do đó, người bệnh cần phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà.

Lượng đường trong máu có xu hướng dao động trong suốt cả ngày. Lượng đường trong máu thấp hơn khi bạn mới thức dậy, đặc biệt là không ăn gì trong 8-10h.

2. Nguyên nhân dẫn đến đường huyết thấp

2.1. Chế độ ăn uống

– Bỏ bữa khiến lượng đường trong máu giảm

– Ăn không đủ lượng carbohydrate trong ngày

– Không ăn trong nhiều giờ sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng

– Uống rượu mà không ăn uống đủ chất

2.2 Hoạt động thể chất

tap-the-duc
Tập thể dục là cách tăng đường huyết nhanh chóng tại nhà

Tập thể dục nhiều hơn hoặc khó hơn bình thường có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Sau một buổi tập luyện, để tăng đường huyết trở lại hãy tiêu thụ thực phẩm có nhiều carbohydrate đơn như trái cây tươi, sữa, sôcôla hoặc kẹo trái cây cứng ngay sau khi tập luyện.

2.3. Insulin

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể cần dùng insulin để tăng đường huyết. Trong một số trường hợp, dùng insulin có thể gây hạ đường huyết do:

– Tiêm quá liều

– Sự tương tác của insulin với các loại thuốc khác

2.4. Tình trạng sức khỏe

Một số tình trạng sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. 

– Viêm gan có thể ảnh hưởng đến cách gan sản xuất và giải phóng glucose

– Rối loạn tuyến yên có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng các hormone kiểm soát sản xuất glucose

– Bệnh thận ảnh hưởng đến quá trình đào thải các chất, bao gồm cả thuốc ra khỏi cơ thể.

– Uống quá nhiều thuốc tiểu đường (metformin hoặc sulfonylureas)

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

3. Một số biểu hiện khi hạ đường huyết

Biểu-hiện-của-hạ-đường-huyết
Biểu hiện của hạ đường huyết

Các triệu chứng hạ đường huyết ở mỗi người khác nhau và thậm chí có thể khác nhau giữa các đợt hạ đường huyết. 

Lần đầu hạ đường huyết, các triệu chứng ở người bệnh có thể rõ ràng, nhưng ở các lần hạ đường huyết tiếp theo, lại xuất hiện các triệu chứng khác

– Bồn chồn hoặc run rẩy

– Đổ mồ hôi, ớn lạnh

– Chóng mặt hoặc choáng váng

– Cáu gắt, lo lắng

– Buồn ngủ, khó tập trung

– Đói đột ngột

– Da nhợt nhạt

– Đau đầu, nhịp tim không đều

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của hạ đường huyết bao gồm:

– Không thể ăn hoặc uống

– Co giật

– Hôn mê

Trong một số trường hợp, tình trạng hạ đường huyết không nhận biết được có thể phát triển sau những đợt hạ đường huyết thường xuyên. Điều này xảy ra do cơ thể đã quen với lượng đường trong máu thấp, vì vậy các triệu chứng trở nên khó xác định hơn. Đối với các triệu chứng hạ đường huyết nghiêm trọng, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay.

4. Cách tăng đường huyết nhanh

Một-trong-những-cách-tăng-đường- huyết-là-ăn-nhanh
Một trong những cách tăng đường huyết là ăn nhanh

Bởi vì lượng đường trong máu của bạn đến từ các loại thực phẩm tiêu thụ, nên một trong những cách tăng đường huyết nhanh chóng là ăn nhanh.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị quy tắc 15-15: nếu lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới 70 mg/dL, ban nên ăn ít nhất 15 gam carbohydrate, sau đó đợi 15 phút để kiểm tra lại lượng đường trong máu. Nếu bạn vẫn dưới 70 mg/dL, hãy ăn thêm 15 gam carbohydrat, đợi 15 phút và kiểm tra lại chỉ số đường huyết của bạn.

6 cách tăng đường huyết nhanh

– Một miếng trái cây như chuối, táo hoặc cam

– 1/2 cốc nước ép táo, cam, dứa hoặc bưởi

– 1 cốc sữa không béo

– 1 thìa mật ong hoặc sữa ong chúa

– 1 thìa đường

– Kem và sôcôla

tam-hong-phuc

Có thể bạn quan tâm:

>>> 10 Bài tập Thể Dục Hạ Đường Huyết ai cũng có thể thực hiện

>>> Tại sao cần kiểm tra đường huyết thai kỳ?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia