Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Chuẩn bị gì khi đi kiểm tra đường huyết thai kỳ?

Chuyentieuduong.vn – Kiểm tra đường huyết thai kỳ hiện nay đã dần trở thành một xét nghiệm quan trọng đối với sản phụ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lần đầu trải nghiệm cũng còn nhiều bỡ ngỡ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những điều cần chuẩn bị khi đi kiểm tra đường huyết thai kỳ.

1. Khi nào bạn sẽ cần kiểm tra đường huyết thai kỳ?

Trong quá trình mang thai, nội tiết trong cơ thể sản phụ sẽ có những biến đổi ảnh hưởng đến hormone Insulin. Điều này khiến cho việc kiểm soát lượng đường huyết trở nên khó khăn, từ đó gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể để yêu cầu xem sản phụ có cần xét nghiệm đường huyết hay không. Nếu thể trạng của mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì sẽ cần làm xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác.

tam-hong-phuc

2. Bạn sẽ thực hiện quy trình kiểm tra đường huyết thai kỳ như thế nào?

Trong quy trình làm xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán bệnh tiểu đường, sản phụ sẽ được hướng dẫn để thực hiện một số công đoạn cơ bản sau:

– Bước đâu tiên là uống dung dịch glucose với định lượng tùy vào phương thức xét nghiệm. Chi tiết về các xét nghiệm mẹ có thể xem tại bài viết về đường huyết thai kỳ đã có ở chuyên trang Chuyện tiểu đường.

– Bước 2 – lấy mẫu xét nghiệm: Sau khi uống dung dịch glucose, sản phụ sẽ được tiến hành lấy mẫu máu để xét nghiệp. Lần lượt trong các thời điểm là lúc đói, 1 giờ, 2 giờ  sau khi dung nạp glucose và có thể có thêm một số thời điểm khác tùy theo yêu cầu của bác sĩ.

– Cuối cùng, sau các xét nghiệm, bác sĩ sẽ có kết quả và gặp riêng sản phụ để đưa ra các chẩn đoán, tư vấn thăm khám và hướng dẫn điều trị nếu có.

kiem-tra-duong-huyet

3. Chuẩn bị gì khi đi  kiểm tra đường huyết thai kỳ?

Để có được một buổi kiểm tra suôn sẻ và đạt được kết quả chính xác nhất, sản phụ cần có những bước chuẩn bị cơ bản trước khi đến xét nghiệm, bao gồm những điều sau:

– Về cơ bản, sản phụ sẽ được yêu cầu nhịn ăn khoảng 8 tiếng trước khi xét nghiệm dung nạp glucose. Để làm được điều này, buổi tối trước đó mẹ có thể ăn muộn hơn,  nhiều hơn một chút và nhịn ăn từ lúc đi ngủ đến khi đi xét nghiệm sáng hôm sau.

– Nếu sản phụ có những vấn đề về sức khỏe, đang trong quá trình dùng thực phẩm hỗ trợ chức năng hoặc uống thuốc thì nên trao đổi sớm với bác sĩ. Những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán sau này.

– Vì quá trình xét nghiệm diễn ra lâu và cần chờ đợi, vậy nên khi đi kiểm tra, sản phụ nên có người thân đi cùng để hỗ trợ khi cần thiết. 

tieu-duong-thai-ky

4. Kết quả kiểm tra đường huyết thai kỳ

Khi kiểm tra mức đường huyết trong quá trình mang thai, bác sĩ sẽ có thể thực hiện phương pháp xét nghiệm 1 giờ hoặc 3 giờ. Theo đó, các kết quả chẩn đoán được soi chiếu theo các tiêu chí sau:

4.1. Đối với phương pháp 1 giờ 

– Nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose sau 1 giờ cao hơn 190 mg/dL (10,6 mmol/L) thì sản phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose sau 1 giờ cao hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L) thì sản phụ được chuyển sang phương pháp 3 giờ để chẩn đoán chính xác hơn.

– Nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose sau 1 giờ thấp hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L) thì sản phụ đang ở tình trạng an toàn.

kiem-tra-duong-huyet

4.2. Đối với phương pháp 3 giờ

Sản phụ sẽ được xét nghiệm tại 4 thời điểm lúc đói, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau dung nạp glucose. Nếu các kết quả kiểm tra đường huyết thai kỳ này đạt một trong những tiêu chí sau thì sản phụ sẽ được chẩn đoán đang có bệnh:

– Mức đường huyết lúc đói cao hơn hơn 95 mg/dL (5,3 mmol/L).

– Một giờ sau khi uống dung dịch glucose, mức đường huyết cao hơn 180 mg/dL (10 mmol/L).

– Hai giờ sau khi uống dung dịch glucose, mức đường huyết cao hơn 155 mg/dL (8,6 mmol/L).

– Ba giờ sau khi uống dung dịch glucose, mức đường huyết cao hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L).

Đối với sản phụ hiện đại, tiểu đường thai kỳ là một tình trạng không thể lơ là. Các bác sĩ sản khoa cũng rất khuyến khích việc sản phụ làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết thai kỳ. Việc này vừa giúp chẩn đoán sớm, vừa cho sản phụ thời gian để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, việc nắm bắt được tình trạng sức khỏe cũng sẽ giúp cho mẹ bầu có sự chuẩn bị để đề phòng vấn đề bệnh tiểu đường sau thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

>>> 4 điều cần biết về biến chứng tiểu đường tuýp 2

https://www.youtube.com/watch?v=0VjEd48TgIw

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia