Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Tại sao cần kiểm tra Đường Huyết Thai Kỳ?

Chuyentieuduong.vn – Tiểu đường thai lỳ làm một loại bệnh tiểu đường rất được quan tâm hiện nay. Bởi vì sự ảnh hưởng của nó không chỉ liên quan đến người mẹ bị bệnh mà còn có thể để lại di chứng cho trẻ khi ra đời. Đó là lý do vì sao phụ nữ mang thai cần kiểm tra đường huyết thai kỳ.

1. Đường huyết thai kỳ và bệnh tiểu đường

Khi mang thai, nhau thai tiết ra một số dưỡng chất nuôi cơ thể mẹ và bé. Những dưỡng chất đó lại đề kháng lại tế bào sản sinh insulin, dẫn đến chỉ số đường huyết trong cơ thể mẹ tăng cao. Từ đó, cùng một số nguyên nhân khác, tình trạng này sẽ gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

Vì nguyên nhân bệnh là do chất tiết ra từ nhau thai một cách tự nhiên, vậy nên các xét nghiệm đường huyết thai kỳ có thể sẽ được thực hiện trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ. Việc này nhằm chẩn đoán một cách chính xác, bởi vì có một số trường hợp chỉ số đường huyết của mẹ tăng đột ngột do ăn nhiều đồ ngọt trước khi xét nghiệm.

Một số trường hợp dễ mắc tiểu đường thai kỳ hơn như cơ thể mẹ bị thừa cân, gia đình có người bị tiểu đường hoặc bản thân sản phụ đang bị tiền tiểu đường.

kiem-tra-duong-huyet-thai-ky

2. Kiểm tra đường huyết thai kỳ cần làm những xét nghiệm nào?

Tùy theo đơn vị, cơ sở y tế mà bạn lựa chọn khám chữa bệnh và tình trạng cơ thể, sẽ có những hình thức xét nghiệm khác nhau. Phổ biến ở Việt Nam hiện nay là liệu pháp dung nạp glucose sau đó làm xét nghiệm chỉ số đường huyết trong máu. Với liệu pháp này, chúng có 2 phương pháp kiểm tra đường huyết thai kỳ để chẩn đoán bệnh là phương pháp 1 bước và 2 bước. Cả hai phương pháp này thì đều dựa vào một bảng tiêu chí để đưa ra chẩn đoán, chỉ khác nhau ở cách thực hiện.

2.1. Điều kiện xét nghiệm đường huyết thai kỳ

Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, mẹ bầu sẽ cần thực hiện một số điều kiện sau theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Thời điểm thực hiện: Tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ

– Xét nghiệm thực hiện vào buổi sáng, lúc đói.

– Trước khi xét nghiệm 8 tiếng, mẹ bầu không nên ăn uống, đặc biệt là đồ ăn chứa nhiều đường vì sẽ tác động đến kết quả xét nghiệm. Tối trước đó, mẹ nên ăn muộn để không cảm thấy quá đói.

chuyentieuduong-duong-huyet-thai-ky

2.2. Phương pháp 1 bước

Đối với phương pháp 1 bước, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói, sau đó dung nạp dung dịch glucose đường uống 75g (75-g OGTT) và tiếp tục xét nghiệm tại các thời điểm là 1 giờ và 2 giờ sau khi uống. Đối với phương pháp này, chúng ta sẽ có tiêu chí chẩn đoán bệnh tiểu đường như sau:

Kết quả xét nghiệm thỏa mãn 1 trong 3 chỉ số:

Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

Chỉ số đường huyết ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

Đường huyết thai kỳ ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

tam-hong-phuc

2.3. Phương pháp 2 bước

Ở phương pháp 2 bước, chúng ta sẽ có công đoạn thử glucose trước khi thực hiện xét nghiệm đường huyết chính thức. Phương pháp này không yêu cầu người được xét nghiệm nhịn ăn trong vòng 8 tiếng, nhưng khoảng thời gian xét nghiệm sẽ kéo dài hơn.

Bước thử glucose sẽ yêu cầu sản phụ uống dung dịch glucose đường uống 50g (50-g OGTT), sau đó đo chỉ số đường huyết ở thời điểm 1 giờ sau khi uống. Nếu chỉ số là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) thì sẽ tiếp tục tiến hành bước 2.

Bước 2 của phương pháp là bước chính để chẩn đoán bệnh. Lúc này, bà bầu sẽ uống dung dịch glucose đường uống 100g (100-g OGTT), xét nghiệm chỉ số đường huyết thai kỳ lúc đói và ở các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau uống. Kết quả sau đó sẽ được so sánh với bảng tiêu chí dưới đây, nếu 2 trong 4 giá trị bằng hoặc cao hơn thì sẽ được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.

chuyentieuduong-tieu-duong-thai-ky

3. Kiểm soát đường huyết thai kỳ cần làm những gì?

Đối với phụ nữ mang thai, việc phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát đường huyết không hẳn là chuyện dễ dàng. Nhiều người vì quá áp lực nên đi theo một chế độ dinh dưỡng, vận động cứng nhắc, khiến bệnh không hề hồi phục mà còn gặp nhiều khó khăn về tâm lý. Vậy nên, về tổng thể, sản phụ chỉ cần chú ý những vấn đề sau:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề cân nặng khi bị tiểu đường thai kỳ. Điều này vừa giúp bạn nuôi con khỏe mạnh, đồng thời duy trì tốt quá trình điều trị. Không khuyến khích phụ nữ mang thai giảm cân để điều trị tiểu đường.

– Xây dựng thực đơn hằng ngày tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc – thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ, ít chất béo và calo – và hạn chế carbohydrate tinh chế cao, bao gồm cả đồ ngọt.

– Thường xuyên vận động ở mức độ nhẹ đến vừa. Dù cơ thể bạn nặng nề, mệt mỏi nhưng vẫn nên vận động. Vì như thế vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa tránh được các vấn đề thai kỳ như đau lưng, chuột rút cơ, sưng tấy, táo bón và khó ngủ.

– Cập nhật đường huyết thai kỳ thường xuyên.

– Đừng quên theo dõi sát sao em bé của bạn hằng ngày và tại một số mốc thời gian quan trọng.

– Tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.

– Theo dõi bệnh ngay cả sau khi chuyển dạ.

phu-nu-mang-thai

Tiểu đường có thể là nỗi lo sợ của mỗi người mẹ và gia đình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể điều trị và khỏi bệnh sau khi chuyển dạ. Ổn định đường huyết thai kỳ và chăm sóc cho bé thật tốt là nhiệm vụ chính của bạn và bạn hoàn toàn có thể hoàn thành. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi Chuyện tiểu đường để cập nhật nhanh nhất các kiến thức cần thiết.


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Dấu hiệu bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ bạn cần biết

>>> 4 Sinh tố cho Người Tiểu Đường, Đủ Dinh Dưỡng, ổn định đường huyết

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia