Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết Tin tức y tế

Nước tiểu có vị ngọt là bị bệnh gì? Khi nào thì cần đi khám?

Chuyentieuduong.vn – Nước tiểu là thành phẩm từ quá trình trao đổi chất và bài tiết của có thể. Vậy nên, nếu có những biểu hiện nước tiểu có vị ngọt, rất có thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó. Vậy nước tiểu có vị ngọt là bị bệnh gì?

1. Tại sao nước tiểu có vị ngọt?

Ở trạng thái sức khỏe bình thường, nước tiểu gần như không có hoặc có rất ít glucose, yếu tố tạo nên “vị ngọt”. Vậy nên, nếu bạn đang gặp tình trạng này thì đó là một sự khác lạ bất thường. Có thể là tình trạng nhất thời hoặc vấn đề bệnh lý.

Nước tiểu khác lạ, cụ thể có vị ngọt là do có chất dư thừa thải vào dung dịch này trong quá trình bài tiết. Cơ bản nhất thì đó chính là glucose (đường) thừa trong máu, lọc qua thận và bài tiết vào nước tiểu. Lượng đường thừa này sẽ tạo nên mùi ngọt của nước tiểu, hoặc với nồng độ đậm hơn thậm chí sẽ có cả tình trạng kiến bu quanh.

Tất cả những quá trình trên xuất phát từ việc bạn dung nạp quá nhiều đường tại thời điểm gần lúc bài tiết nước tiểu hoặc chức năng lọc đường huyết của cơ thể (tuyến tụy) bị suy giảm, dẫn đến việc lọc không hết.

nuoc-tieu-co-vi-ngot

2. Nước tiểu có vị ngọt là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi nước tiểu của bạn có dấu hiệu “ngọt” thì khả năng rất cao là bạn đang có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng tại sao không khẳng định là bị bệnh tiểu đường. Trên thực tế, bệnh tiểu đường, hay chính xác hơn là đái tháo đường là một tình trạng nghiêm trọng. Khi bị bệnh, tuyến tụy của bạn có thể đã suy yếu đi nhiều, vậy nên thường người mắc bệnh sẽ trải qua các giai đoạn nhẹ hơn trước khi chính thức bị bệnh. Vậy nên, dấu hiệu nước tiểu ngọt có thể chỉ là cảnh báo hoặc bạn đang trong tình trạng tiền tiểu đường.

Ngoài ra, nước tiểu có vị ngọt chỉ cảnh báo bệnh khi nó diễn ra nhiều lần. Nếu bạn chỉ gặp tình trạng này trong 1-2 hôm rồi hết thì có thể chỉ đơn giản là do ăn quá nhiều đồ ngọt mà thôi.

do-duong-huyet

3. Khi nào thì cần đi khám nếu nước tiểu có vị ngọt?

Như đã nói ở trên, tình trạng nước tiểu có vị ngọt không hẳn là dấu hiệu bệnh lý. Dù vậy, chúng ta vẫn không nên lơ là. Khi thấy hiện tượng nước tiểu khác lạ, việc đầu tiên bạn cần làm là xem xét lại chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Nếu chế độ ăn bình thường, không dư đường thì chúng ta sẽ xem xét các yếu tố khác.

Một chế độ ăn bình thường vẫn có tình trạng thừa đường trong nước tiểu thì có thể do khả năng chuyển hóa đường trong cơ thể bạn đang bị suy yếu dần. Bạn có thể bước đầu tự đo đường huyết và theo dõi khoảng vài ngày đến một tuần. Nếu chỉ số có dấu hiệu của bệnh tiểu đường thì nên đi thăm khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác, cũng như nhận pháp đồ điều trị phù hợp .

Để chắc chắn hơn, bạn có thể suy xét đến một số dấu hiệu sau, nếu có những dấu hiệu này thì nên đi khám: 

– Hay khát.

– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

– Cảm thấy rất đói, ngay cả sau khi ăn.

– Mắt bị mờ.

– Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.

– Có vết loét hoặc vết thương khó lành.

kham-benh-dinh-ky

4. Cải thiện sức khỏe như thế nào khi nước tiểu có vị ngọt?

Khi gặp tình trạng này, dù chưa phải là bệnh tiểu đường thì cũng là một dấu hiệu cảnh báo. Bạn nên điều chỉnh lối sống sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe. Một số phương pháp có thể áp dụng như sau:

– Cắt giảm tất cả các chế phẩm có lượng đường cao, đường nhân tạo, đường kính thường.

– Giảm hoặc bỏ đường trong chế biến món ăn, thức uống.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Tăng cường chất xơ, ngũ cốc, rau xanh, trái cây thay cho các bữa phụ ăn vặt.

– Tăng cường vận động thể chất

chuyen-tieu-duong

5. Cần làm gì khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường?

Ở một khía cạnh khác tiêu cực hơn, nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên đối diện như thế nào? Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra vì xác suất nước tiểu có vị ngọt do tiểu đường là rất cao. 

Lúc này, bạn nên bắt đầu thay đổi để thích nghi với pháp đồ điều trị từ bác sĩ. Không quên kết hợp chặt chẽ chế độ dinh dưỡng, tập luyện cùng các đơn thuốc, liệu pháp y tế từ bệnh viện. Quan trọng là theo dõi sức khỏe hằng ngày, thực hiện đầy đủ các buổi khám định kỳ và luôn trang bị thiết bị y tế như máy đo, tiêm insulin, thuốc, thực phẩm chức năng,… khi phải đi xa nhiều ngày.

Một điều rất cần thiết khác là giữ tâm lý thoải mái, tích cực, cởi mở hơn. Hãy chia sẻ với người thân xung quanh và đừng ngại việc nhận sự giúp đỡ từ mọi người.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Ăn mặn có bị tiểu đường không?

>>> Nước tiểu có đường có nguy hiểm không? Dấu hiệu của bệnh gì?

tam-hong-phuc

Nước tiểu có vị ngọt có thể chỉ là tình trạng nhất thời nhưng cũng có thể là cảnh báo sức khỏe đáng lưu ý. Đối với bất kỳ biểu hiện khác thường nào của cơ thể, bạn đều cần phải lưu tâm và đi khám nếu tình trạng này kéo dài. Đừng quên theo dõi Chuyện tiểu đường để nhận những thông tin hữu ích cho quá trình quản lý sức khỏe của bạn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia