Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

7 nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần biết

Chuyentieuduong.vn – Tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu là một mối đe dọa về sức khỏe. Đó là lý do vì sao sản phụ nên nắm rõ được các nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ, để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa tình trạng phát bệnh.

1. 7 nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai

Bất kỳ bệnh này phát tán trong cơ thể đều có nguyên nhân. Đó có thể là nguyên nhân khách quan do cơ thể thay đổi theo thời gian, hoặc nguyên nhân chủ quan do lối sống thiếu khoa học. Dưới đây là 7 nguyên nhân mẹ bầu nên đề phòng để tránh bị tiểu đường thai kỳ.

1.1. Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Đây là nguyên nhân trực tiếp và được nhiều nghiên cứu đề cập đến nhất trong việc gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân này đến từ yếu tố chủ quan là sự thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. Trong thời kỳ này, các cơ quan, tế bào trong cơ thể phải thay đổi hoạt động, sản sinh thêm nhiều chất dinh dưỡng nuôi em bé và cơ thể mẹ. 

Trong các chất mới sản sinh này, một số chất kháng lại insulin, khiến hormone này bị suy giảm chức năng điều tiết hấp thụ đường của cơ thể. Từ đó, lượng đường trong máu tăng cao, gây nên bệnh tiểu đường.

1.2. Thừa cân – béo phì

Tiểu đường thai kỳ có nhiều đặc điểm giống với tiểu đường loại 2, vậy nên các yếu tố về thừa cân, béo phì cũng có liên quan đến việc phát sinh bệnh. Nếu sản phụ có yếu tố này từ trước khi mang thai, bác sĩ sẽ thường khuyên họ nên xét nghiệm tiểu đường sớm để nhanh chóng nắm bắt thể trạng của cả mẹ và bé.

1.3. Ít hoạt động thể chất.

Việc ít hoạt động khiến thể chất tự nhiên của sản phụ bị suy yếu. Cùng với việc cơ thể có nhiều thay đổi nội tiết có thể gây nên các rối loạn và hạn chế chức năng của tuyến tụy. Ít hoạt động cũng khiến cân nặng trong thai kỳ của bạn tăng nhanh hơn, tạo điều kiện cho bệnh tiểu đường phát triển.

1.4. Đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiền tiểu đường.

Từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc đang bị tiền tiểu đường là những nền tảng để bệnh tiểu đường chuyển biến không tốt trong thời gian mang thai. Đối với những ai có tình trạng này, bác sĩ sẽ yêu cầu tầm soát tiểu đường sớm để chữa trị kịp thời nêu bệnh tái phát hoặc bị nặng hơn.

1.5. Hội chứng buồng trứng đa nang.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một bệnh liên quan đến insulin. Hội chứng này cùng với những chứng bệnh tương tự khác chính là yếu tố tác động đến sự hình thành và chuyển biến xấu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi gặp tình trạng này, việc điều trị sẽ cần phải cẩn trọng hơn.

1.6. Một số nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ khác

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, các nhà khoa học cũng cảnh báo một số tác động tác gây nên bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai như sau:

– Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

– Trước đây đã sinh một em bé nặng hơn 4kg.

– Bị huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim hoặc các biến chứng y tế khác.

– Từng bị sẩy thai, thai nhi chết lưu hoặc có dị tật bẩm sinh.

2. Làm thế nào để phòng bệnh tiểu đường thai kỳ?

Khi đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn trong việc phòng bệnh, giảm nguy cơ có hại cho cơ thể và thai nhi. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ tham khảo và áp dụng ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ

– Lựa chọn chế độ dinh dưỡng đa dạng, tăng chất xơ, giảm chất béo động vật, hạn chế đường, thay thế các món ăn vặt bằng các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên, hạt, trái cây khô.

– Tăng cường các bài tập thể dục cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

– Giảm cân nặng trước khi có kế hoạch mang thai.

– Nếu bản thân có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, xét nghiệm tiểu đường sớm để kiểm soát tình hình kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sản phụ trước khi chuyển dạ, mà còn để lại hậu quả lâu dài về sau. Đó là lý do vì sao, ngay từ khi có kế hoạch mang thai, mẹ nên tìm hiểu về các nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ để phòng tránh sớm, xét nghiệm sớm và nhanh chóng kiểm soát tình hình. Theo dõi Chuyện tiểu đường để cập nhật nhanh nhất các thông tin hữu ích về “căn bệnh thế kỷ” này, cũng như các hướng dẫn cho quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

>>> Dấu hiệu bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ bạn cần biết

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia