Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Tiểu đường nên dùng thuốc hay tiêm insulin?

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh tiểu đường đề kháng hoặc thiếu hụt insulin, nên cần dùng thuốc hoặc tiêm insulin để ổn định đường huyết. Tuy nhiên, người mới bị bệnh tiểu đường thường lo lắng không biết nên dùng thuốc hay tiêm insulin vì cho rằng cả hai phương pháp đều ảnh hưởng đến sức khỏe? Vậy, hãy cùng Chuyện tiểu đường đi tìm câu trả lời.

Bác Hà Duy Thành (60 tuổi ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi mới phát hiện bị tiểu đường type 1, tôi rất sợ tiêm và muốn dùng thuốc. Nhưng tôi nghe nói uống thuốc lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận. Vậy Chuyện tiểu đường cho tôi hỏi: Người bệnh tiểu đường nên dùng thuốc hay tiêm insulin?”.

1. Người bệnh tiểu đường nên dùng thuốc hay tiêm insulin?

Trường hợp bác Thành, chúng tôi có một số giải đáp sau:

Hiện nay, bệnh tiểu đường có hai cách để ổn định đường huyết và cải thiện dần tình trạng bệnh là dùng thuốc và tiêm insulin. Tuy nhiên, không thể khẳng định được phương pháp điều trị nào tốt hơn.

Vì người bệnh tiểu đường type 1 sản xuất ít hoặc không đủ insulin. Đường không thể chuyển hóa vào tế bào để tạo ra năng lượng. Do đó, người bệnh bắt buộc phải tiêm insulin để kiểm soát đường huyết, hạn chế tối thiểu những biến chứng xấu có thể xảy ra.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Đối với người bệnh tiểu đường type 2 có thể dùng thuốc uống để ổn định đường huyết, kết hợp với chế độ ăn uống, vận động.

2. Khi nào nên dùng thuốc tiểu đường?

Thuốc lựa chọn ban đầu ở người bệnh tiểu đường thường dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Nếu BMI dưới 23 người bệnh nên chọn thuốc nhóm sulfonyl urea, nếu BMI từ 23 trở lên, nên chọn thuốc metformin.

Các loại thuốc ổn định đường huyết có điểm mạnh là dễ sử dụng, chi phí vừa phải. Tuy nhiên không sử dụng cho trường hợp người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng gan.

Vì thuốc uống chuyển hóa qua gan và đào thải qua thận. Người bệnh tiểu đường bị biến chứng suy gan, thận sẽ được bác sĩ cân nhắc chuyển qua dạng tiêm insulin.

3. Bệnh nhân tiểu đường nên tiêm insulin khi nào?

Còn lại trường hợp tiêm insulin được chỉ định khi dùng thuốc viên hạ đường huyết không hiệu quả, người bị đái tháo đường thai kỳ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chỉnh mức liều lượng insulin 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/tuần.

Tuy nhiên, dạng thuốc tiêm dễ gây tình trạng hạ đường huyết ở người bệnh khi tiêm quá liều insulin. Bên cạnh đó, chi phí tiêm insulin khá tốn kém.

nguoi-benh-do-duong-huyet
Bệnh tiểu đường có hai cách để ổn định đường huyết và cải thiện dần tình trạng bệnh là dùng thuốc và tiêm insulin

Người bệnh tiểu đường khi tự tiêm insulin tại nhà cần học cách tiêm, thời điểm và liều lượng tiêm. Tránh tiêm sai liều và làm mất tác dụng của thuốc.

Mỗi người bệnh có cơ địa và thể trạng khác nhau nên khả năng đáp ứng thuốc cũng khác nhau. Nếu người bệnh dùng thuốc mà không thấy hiệu quả, đường huyết vẫn tăng cao và xảy ra biến chứng thì cần tạm thời chuyển sang tiêm insulin.

Trong quá trình tiêm insulin, nếu bạn gặp các tác dụng phụ như uể oải, nhức đầu, cảm giác đói và rối loạn thị giác, vã mồ hôi nên đề nghi bác sĩ cân nhắc việc điều chỉnh liều lượng insulin cần tiêm mỗi ngày.

Bên cạnh đó, một số người bệnh tiểu đường trong quá trình dùng thuốc và tiêm insulin kết hợp chế độ ăn uống, vận động khoa học, đường huyết ổn định bác sĩ có thể xem xét việc dừng tiêm hoặc ngưng uống thuốc để theo dõi thêm.

Trên đây là những giải đáp liên quan đến việc dùng thuốc và tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường. Mong rằng bác Thành cân nhắc việc nên dùng thuốc hay tiêm insulin hàng ngày.

Chúc bác sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia