Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Dấu hiệu bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ bạn cần biết

Chuyentieuduong.vn –  Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ không có các triệu chứng rõ rệt. Vì vậy, để phát hiện bệnh, bạn có thể quan sát một số dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ được đề cập trong bài viết dưới đây để điều trị sớm nhất có thể.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là bệnh lý do rối loạn lượng đường trong máu, thường gặp ở mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 24-28. Khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường rất có thể đó là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ.

Người bị tiểu đường thai kỳ, cơ thể không sản xuất đủ insulin để chuyển hoá đường nên lượng đường trong máu tăng cao. Đường huyết tăng cao kéo dài gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Kế tiếp, đái tháo đường thai kỳ còn có nguy cơ chuyển hóa thành đái tháo đường tuýp 2 ở các mẹ sau khi sinh.

Đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ

– Người thừa cân, béo phì

– Từng có tiền sử sinh con to (trên 4kg)

– Người mang bầu ở độ tuổi

– Người có tiền sử khoa sản bất thường: thai nhi chết lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai, tiền sản giật, thai dị tật, sinh non.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

2. Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ bạn cần biết

dau-hieu-tieu-duong-thai-ky
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

– Đi tiểu nhiều lần trong ngày

– Khát nước liên tục

– Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ

– Mắt mờ kéo dài hoặc đột ngột

– Tăng cân quá nhanh hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân

3. Xét nghiệm chẩn đoán dựa trên dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi phát hiện dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ, thai phụ nên thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose, kiểm tra đường huyết trong máu để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được tiến hành trong khoảng thời gian thai nhi được 24-28 tuần tuổi.

Trước khi xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn, uống một chất lỏng chứa 75 gam đường. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu lúc đói và thời điểm 1-2h sau khi uống nước đường. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi người bệnh nhịn đói qua đêm ít nhất 8h.

Giá trị glucose huyết cho thấy bệnh tiểu đường khi thể hiện những con số dưới đây:

* Lúc đói  ≥ 92 mg/dl ( tương đương 5,1 mmol/l)

* Thời điểm 1 giờ sau khi uống 75 gam đường  ≥ 180 mg/dl (10,0 mmol/l)

* Thời điểm 2 giờ sau khi uống 75 gam đường  ≥ 153 mg/dl (8,5 mmol/l)

4. Biện pháp phòng tránh và điều trị tiểu đường thai kỳ

Tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trước khi mang thai. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giàu chất xơ và ít chất béo.

Phụ thuộc vào cân nặng trung bình của bạn để dung nạp lượng calo vừa đủ, tránh tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Cân nặng trung bình sẽ tiêu thụ 2.200-2.500 calo/ngày. Thai phụ thừa cân, béo phì lượng calo giảm xuống 1.800/ngày.                          

Tập luyện đều đặn

Dành ra 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng và thực hiện các các động tác yoga đơn giản tại nhà, giúp tăng cường sức khoẻ của của cả mẹ và bé.

Nên giữ cân nặng hợp lý

Nếu bạn đang thừa cân thì nên có kế hoạch giảm cân an toàn, điều chỉnh lại chế độ ăn uống để có cân nặng lý tưởng trước khi chuẩn bị sinh con.

tieu-duong-thai-ky
Mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà và thực phẩm nhiều đường

Ghi chú lại sự phát triển của thai nhi

Trong những tuần thai cuối, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao kích thước của thai nhi. Nếu thai nhi quá lớn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ chấm dứt thai kỳ sớm hơn so với ngày dự kiến sinh, với điều kiện thai nhi đủ 37 tuần tuổi trở lên.

Sau khi sinh, bác sĩ tiến hành kiểm tra để bảo đảm lượng đường trong máu của bạn đã về ngưỡng an toàn. Sau sinh 4-12 tuần và định kỳ mỗi năm, bạn nên đi kiểm tra lại đường huyết.

Tự kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà

Mẹ bầu nên thường xuyên đo lại lượng đường trong máu sau ăn 1-2h để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, cũng như đánh giá kết quả của quá trình điều trị theo pháp đồ của bác sĩ. Đồng thời, nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, theo dõi thêm.

Uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ: Tuân thủ việc dùng thuốc hoặc tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.

5. Tiểu đường thai kỳ có tự khỏi không?

Lượng đường trong máu giảm xuống sau sinh và lượng hormone trở về bình thường, giúp hầu hết các thai phụ hết bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, khoảng 50% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ trong khoảng thời gian mang thai có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

tam-hong-phuc

Do vậy, các mẹ sau sinh cần được khám định kỳ và theo dõi nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Việc thực hiện chế độ ăn uống, vận động lành mạnh sau sinh giúp ngăn ngừa khả năng phát triển thành tiểu đường tuýp 2 ở các mẹ bị tiểu đường thai kỳ.


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Điều trị tiểu đường bằng đông y là có thật?

>>> Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia