Tin tức y tế

Cách phục hồi cho người bệnh cao tuổi sau khi nằm liệt giường lâu ngày

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh cao tuổi nằm liệt giường lâu ngày sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh tật nguy hiểm. Các loại bệnh tật này rất đa dạng, liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ-xương-khớp, phổi, tiết niệu hay tim mạch… Vì vậy, người bệnh cao tuổi cần có phương pháp phục hồi sau khi nằm liệt giường lâu ngày.

1. Tại sao người bệnh cao tuổi nằm lâu ngày dễ bị tổn thương các cơ quan trong cơ thể?

Người bệnh cao tuổi nằm lâu ngày sẽ bị tổn thương hoại tử giữa vùng xương và vật cứng. Các tổn thương này được xác định ở da và mô dưới da, do tỳ đè lên các lồi xương gây ra. Vùng da người bệnh sẽ loét lớn hơn nếu không được can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến cơ xương khớp cũng là một điều nguy hiểm với người bệnh cao tuổi nằm lâu ngày. Các cơ không được vận động lâu ngày sẽ bị teo, khớp bị cứng nên khó cử động, khớp vai bị đau làm khó khăn khi dùng tay làm việc.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Thêm vào đó, các cơ quan nội tạng của người bệnh cao tuổi cũng bị tác động do nằm lâu ngày. Bệnh nhân nằm lâu ngày phải đặt nội khí quản sẽ có tổn thương phổi nhất định, như những người bị bệnh về đường hô hấp phải điều trị máy thở. Đường tiết niệu của người bệnh cao tuổi nằm lâu ngày sẽ bị tổn thương và có thể dẫn đến suy thận.

Ngoài ra, tâm lý người bệnh cao tuổi nằm lâu ngày cũng rất mệt mỏi và rối loạn. Việc ít vận động hay tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ làm cho người cao tuổi cảm thấy tự ti, bị cô lập.

phuc-hoi-cho-nguoi-benh
Người bệnh cao tuổi nằm giường bệnh lâu ngày đang tập phục hồi

2. Giải pháp phục hồi cho người bệnh cao tuổi sau khi nằm liệt giường lâu ngày

Để phục hồi tình trạng cho người cao tuổi sau khi nằm giường bệnh lâu ngày, người nhà bệnh nhân cần có những biện pháp điều trị sau:

* Người nhà bệnh nhân cần xoa bóp toàn thân cho người bệnh để máu huyết được lưu thông, các khớp không bị xơ cứng. Như vậy, khi người bệnh có thể rời khỏi giường bệnh sẽ không bị hoại tử hay loét da.

* Thêm vào đó, người nhà bệnh nhân cần thay đổi tư thế nằm trên giường cho bệnh nhân. Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể nằm sấp, nghiêng người sang bên hoặc ngồi dậy, dựa vào đầu giường để có cảm giác tốt hơn.

* Hơn nữa, người bệnh cao tuổi nằm giường lâu ngày rất cần được trò chuyện, trao đổi thông tin, kết nối với xã hội bên ngoài. Người nhà bệnh nhân có thể sử dụng các thiết bị di động, để giúp người bệnh tìm hiểu về cuộc sống ngoài phòng bệnh.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia