Tin tức y tế

Phòng tránh chấn thương nguy hiểm ở vùng đầu và chân cho trẻ em

Chuyentieuduong.vn – Những tai nạn ở vùng đầu và chân luôn gây ra di chứng nặng nề đến hoạt động sau này của trẻ em. Những vụ tai nạn này thường gây ra chấn thương nguy hiểm, nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan và thiếu ý thức trong sinh hoạt. Vì vậy, mọi người để cần có biện pháp giúp phòng tránh chấn thương nguy hiểm này.

1. Tình trạng chấn thương nguy hiểm ở trẻ em

Các ca chấn thương nguy hiểm thường liên quan đến chấn thương sọ não, gãy chân tay, bỏng, chảy máu. Người bị chấn thương có thể là do tự mình trực tiếp gây ra hoặc bị liên lụy bởi người khác.

Theo BS Đặng Ánh Dương – Phó trưởng khoa phụ trách khoa Điều trị tích cực Ngoại Khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, có 7 ca chấn thương sọ não đã được tiếp nhận trong vòng một tuần trở lại đây, chủ yếu là trẻ em từ 2-14 tuổi.

Đặc biệt, có hai trường hợp nguy kịch là bé trai 14 tuổi đến từ Hà Tĩnh do tự ý tập đi xe máy gây ra tai nạn và một bé trai 17 tháng tuổi ở Hưng Yên ngã từ tầng hai xuống.

Chấn thương sọ não là tình trạng đầu va đập vào vật cứng, gây tổn thương hộp sọ. Loại chấn thương này rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, dù có được chữa trị cũng sẽ để lại nhiều di chứng.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Ngoài ra, trẻ còn dễ bị chấn thương trong quá trình chơi thể thao, hoạt động thể chất dễ dẫn đến gãy xương chân tay, va đập vào các dụng cụ gây thương tích, chảy máu do ngã ra nền đất cứng.

chan-thuong-o-tre
Chấn thương sọ não có thể để lại di chứng nặng nề

2. Phòng tránh chấn thương cho trẻ em sau mùa giãn cách như thế nào?

Vì vậy, để phòng tránh các chấn thương nguy hiểm sau thời gian giãn cách xã hội, mọi người cần lưu ý những điều sau.

Người lớn cần quan sát trẻ nhỏ trong tầm nhìn của mình, tránh để trẻ tiếp xúc với những nơi nguy hiểm, dễ ngã như ban công, cầu thang. Các bậc thang cần phải đảm bảo không quá cao hay trơn trượt, đồ đạc cần được sắp xếp hợp lý tránh dẫm để trẻ dẫm phải vật sắc nhọn.

Mặt khác, gia đình cũng cần giáo dục cho các trẻ lớn hơn, từ 9-18 tuổi, chấp hành các luật lệ khi tham gia giao thông, nhận biết các nguy hiểm và biết cách xử lý khi có tình huống xấu xảy ra. Bố mẹ cũng cần hướng dẫn con cái chơi các môn thể thao một cách an toàn, tránh những chấn thương đáng tiếc.

Hơn nữa, khi xảy ra các tai nạn gia đình cần biết cách sơ cứu cho trẻ trước khi cấp cứu đến, giúp giảm tử vong hay di chứng ở trẻ. Đầu tiên, trẻ cần được đưa ra khỏi vùng nguy hiểm, sau đó quan sát vết thương ở mức độ nào. Nếu trẻ bị chảy máu cần cầm máu kịp thời, đặc biệt chú ý bảo vệ các khu vực quan trọng như cột sống, đầu.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia