Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục vào giờ nào?

Chuyentieuduong.vn – Ngoài việc ăn uống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tiểu đường cần có chế độ tập luyện, vận động đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, thời điểm nào trong ngày thích hợp cho người bệnh tiểu đường tập thể dục?

1. Tập đúng cường độ và bài tập

Trong quá trình tập luyện, nếu không tập đúng cường độ, bài tập và thời điểm tập thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ-xương-khớp và sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

Thông thường, người bệnh nên phối hợp các kiểu tập, bài tập khác nhau mỗi tuần. Trong đó, chúng ta nên tập đều đặn, thường xuyên và tăng dần cường độ đối với các bài tập.

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục vào buổi sáng, không nên tập thể dục sau khi ăn, tránh tập thể dục quá xa bữa ăn để hạn chế tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Nếu người bệnh đang tiêm insulin thì nên chú ý cường độ tập, tránh tập ngoài trời đang quá nóng hoặc lạnh.

2. Đo đường huyết trước và sau khi tập

Đồng thời, người bệnh phải chú ý đến chỉ số đường huyết hiện tại của mình, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để xác định mức đường huyết an toàn khi tập.

Nếu đường huyết của bạn vào thời điểm bắt đầu tập là khoảng 70 – 100 mg/dl (tương đường 3,9 – 5,6 mmol/l), bạn nên ăn một bữa ăn nhẹ (chứa khoảng 15 gam carb). Với những các bài tập thể dục kéo dài hơn 60 phút trong ngày, người bệnh cần ăn một ít thức ăn trước và ngay sau khi tập luyện, để ổn định đường huyết trong ngưỡng an toàn.

Khi vào tập, người bệnh tiểu đường cần khởi động, làm nóng cơ thể 15-30 phút trước khi vào bài tập chính, tập vài động tác nhẹ và giãn cơ, thư giãn trước.

Khi tập luyện ngoài trời hay ở phòng tập, người bệnh tiểu đường nên mang theo bên mình một vài cái kẹo, bánh ngọt hoặc viên đường, nước uống để bổ sung ngay khi cảm thấy chóng mặt, hạ đường huyết trong quá trình tập luyện.

tap-the-duc
Người bệnh thường xuyên kiểm tra sức khỏe và cố gắng giữ mức đường huyết ở giới hạn cho phép

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

3. Không nên tập một mình

Khi tập luyện, người bệnh không nên tập một mình, hãy cùng vận động với bạn bè hoặc người thân để được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời khi bạn có dấu hiệu hạ đường huyết, khó thở.

Nhận thấy các dấu hiệu của hạ đường huyết trong khi tập như chóng mặt, đau đầu, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, cảm thấy đói, tim đập nhanh, choáng váng… thì chúng ta cần ngừng tập luyện, và ăn ngay một viên kẹo, viên đường hay uống một ít nước ép hoa quả.

Sau đó, người bệnh cần nhanh chóng đi cấp cứu và nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, nếu tình trạng của bạn không được cải thiện.

Bên cạnh đó, cần lưu ý uống đủ nước trong quá trình tập, vì tình trạng mất nước và lượng đường trong máu cao có thể khiến cơ thể người bệnh tiểu mất nước nhiều hơn, choáng váng và xây xẩm mặt mày sau đó.

Những môn thể thao phù hợp với người bệnh tiểu đường khi tập luyện ở cường độ vừa phải là: Đi dạo, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, bóng rổ…

Đặc biệt, người có biến chứng do bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia