Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Mẫu bữa ăn cụ thể cho người tiểu đường bạn nên biết!

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì lượng tinh bột phù hợp trong tất cả các bữa ăn kể cả chính và khi ăn nhẹ. Dưới đây là mẫu bữa ăn cụ thể cho người tiểu đường.

Lượng tinh bột mà người bệnh tiểu đường có thể dung nạp vào cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động, độ nhạy của insulin và nhu cầu calo của mỗi người.

1. Mẫu bữa ăn cụ thể cho người tiểu đường gồm những gì?

Người bệnh cần phân chia lượng tinh bột vào các bữa ăn, người bệnh tiểu đường có thể ăn 1 hoặc 2 hoặc 3 bữa phụ trong ngày tùy theo tình trạng glucose – máu và tính chất công việc. Dưới đây là khẩu phần ăn mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo:

– 1/3 chén cơm hoặc mì ống (khoảng 50 gram).

– 1/2 cốc bột yến mạch (117 gram).

– 1 lát bánh mì.

– 1 bánh dạng dẹp (tortilla nhỏ) hoặc dạng cuộn vào bữa tối.

– 6 bánh quy giòn.

– 1/2 chén khoai tây hoặc khoai lang nấu chín (80 gram).

– 1 miếng trái cây hoặc 1 ly sinh tố quả  mọng (144 gram).

– 1 cốc sữa (240 ml).

Cố gắng bổ sung protein và chất béo trong mỗi bữa ăn hoặc các bữa ăn phụ để giúp bạn no lâu và ngăn lượng đường trong máu tăng nhanh.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để họ điều chỉnh lượng thuốc uống cũng như liều lượng insulin phù hợp nếu cần.

Người bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì lượng tinh bột phù hợp trong tất cả các bữa ăn kể cả chính và khi ăn nhẹ. Dưới đây là mẫu bữa ăn cụ thể cho người tiểu đường trong 3 ngày sử dụng các loại thực phẩm đông lạnh có sẵn, phù hợp với người bệnh tiểu đường trong thời gian giãn cách xã hội.

2. Mẫu bữa ăn cụ thể cho người bệnh tiểu đường

Ngày 1

– Bữa sáng: Bổ sung hạt quinoa (hạt diêm mạch), một siêu thực phẩm do chứa lượng protein thiết yếu rất cao và tốt cho sức khỏe. Buổi sáng có thể dùng hạt diêm mạch hoặc hạt chia và quả mọng đông lạnh.

– Bữa trưa: Nấu súp đậu gà, cà chua đóng hộp. Ăn nhẹ thêm socola đen và hạt dẻ cười.

– Bữa tối: Mì ống giàu protein kèm với thịt gà luộc xé phay, dùng thêm nước sốt làm từ cà chua đóng hộp, rau bina và nấm.

Ngày 2

– Bữa sáng: Sữa không béo và bơ đậu phộng ăn kèm salad rau củ.

– Bữa trưa: Salad gà với bánh quy hạt. Ăn nhẹ thêm đậu lướt ván.

– Bữa tối: Chả cá hồi, hạt quinoa và chè đậu xanh.

Ngày 3

– Bữa sáng: Súp lơ mặn ăn kèm với bột yến mạch, cộng thêm rau bina và nấm, 1 cốc sữa (240 ml).

– Bữa trưa: Mì ống (các loại không chứa chất béo) với dầu ô liu, đậu và rau bina. Thêm sinh tố quả mọng, sữa không đường và bơ đậu phộng.

– Bữa tối: Bổ sung falafel (chả đậu gà) và rau chân vịt xào.

Hy vọng với mẫu bữa ăn cụ thể cho người tiểu đường này giúp bạn lập được kế hoạch bữa ăn hàng ngày của riêng mình bằng cách sử dụng những thực phẩm đông lạnh có sẵn trong tủ vô cùng tiện lợi.

Thực phẩm đông lạnh có thể là một sự lựa chọn tốt trong trường hợp thực phẩm tươi sống không sẵn có. Tuy nhiên, thực phẩm đóng hộp cũng có chứa thêm đường và muối. Do đó người bệnh tiểu đường nên lưu ý khi sử dụng.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia