Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có ăn khoai lang được không?

Bác Nguyễn Thị Là (63 tuổi) ở huyện Giao Thủy, Nam Định gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi ở quê, chủ yếu làm nông nghiệp nên ăn uống rất vô tư. Ngô, khoai, sắn, mía là những thực phẩm tôi hay ăn. Đến khi đi khám bác sĩ thì phát hiện bị tiểu đường, bác sĩ khuyên nên hạn chế ăn tinh bột lại, nhưng mấy món ăn hàng ngày đều chứa nhiều tinh bột, giờ bỏ không được vì “thèm”, nên tôi chuyển qua ăn khoai lang, vì nghe nói khoai lang ít tinh bột. Vậy “Người bị bệnh tiểu đường có ăn khoai lang được không?”

Trường hợp của bác Là, chúng tôi có một số giải đáp sau đây:

Khoai lang là một thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người bệnh tiểu đường lại lầm tưởng khoai lang có chứa nhiều tinh bột, làm tăng lượng đường huyết. Tuy nhiên, trên thực tế, khoai lang là loại thực phẩm giúp cải thiện đường huyết tốt, hầu như không chứa chất béo, đặc biệt ít calo.

Khoai lang (Ipomoea batatas) giàu chất xơ giúp kiểm soát chỉ số đường huyết và cân nặng cho người bệnh tiểu đường, khoai lang tăng nồng độ vitamin trong máu, có lợi cho mắt. Nhiều nghiên cứu mới tại Anh cho thấy, khoai lang có chứa adiponectin  giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của insulin, kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Ăn khoai lang giúp cải thiện chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang, các chất xơ hòa tan có trong khoai lang khiến cơ thể no lâu, giúp giảm thiểu tối đa lượng thức ăn và giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Khoai lang nấu chín có nhiều chất xơ (với một củ khoai lang cỡ trung bình chứa 3,8 gram chất xơ).

Ngoài ra, chất vitamin C trong khoai lang còn có khả năng chống oxy hóa đáng kể, giúp người bệnh tiểu đường thoát khỏi nguy cơ biến chứng như xơ vữa động mạch, đột quỵ hay gặp tình trạng tai biến.

Khoai lang vốn là món khoái khẩu của nhiều nhưng nếu ăn khoai lang không đúng cách có thể làm tăng đường huyết. Do đó, khi ăn khoai lang, người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây:

– Nên ăn khoai lang chín (luộc) và ăn cả vỏ. Tránh chế biến khoai lang như chiên rán, nướng, tránh ăn khoai sống vì có thể gây rối loạn đường tiêu hóa cũng như gây tăng đường huyết. Nếu muốn món khoai lang không “đơn điệu”, bạn có thể nướng khoai bằng nồi chiên không dầu để hạn chế dầu mỡ.

–  Bệnh nhân tiểu đường nên ăn từ 200 – 400 gram khoai lang mỗi ngày. Bên cạnh đó ăn thêm nhiều rau của quả.

– Ăn khoai lang vào bữa sáng kèm với bơ hoặc salad nhưng không nên ăn quá nhiều. Bữa tối bạn bổ sung thêm khoai lang để hạn chế số lượng tinh bột đưa vào cơ thể.

Rất mong những giải đáp trên đây của Chuyện tiểu đường có thể giúp bác Là điều chỉnh được chế độ ăn uống của mình, đồng thời sử dụng khoai lang một cách có khoa học.

Chúc bác sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

2 thoughts on “Người bị bệnh tiểu đường có ăn khoai lang được không?
  1. Bác cho con hỏi a. Bị tiểu đường thời gian bao nhiêu lâu sẽ bị biến chứng ạ

    1. Để có câu trả lời chính xác và gần với trường hợp của bạn hỏi nhất, mời bạn truy cập nhóm Zalo hỗ trợ của Chuyện tiểu đường nhé. Nhóm tại đây: https://zalo.me/g/zgszob026

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia