Câu chuyện tiểu đường

Tâm sự của một người đàn ông mắc tiểu đường giữa tâm dịch Covid-19

“Sài Gòn mưa tầm tã, trong cái “lều” nhỏ, ngót nghét 10m2, cũng đã hơn 3 tháng trời, tôi quanh quẩn trong nhà. Quá lắm, muốn hít gió trời cũng chỉ “lấp ló” ngoài cửa nhìn ra đầu hẻm. Tò mò xem có bao nhiêu con người phải cất bước theo xe cách ly, có bao nhiêu bạn trẻ mặc áo xanh đang lúi cúi ghi chép thêm ca bệnh.

Cứ chốc chốc, lại nghe tiếng xe “ò í e” inh ỏi, vang khắp các ngóc ngách thành phố. Sài Gòn tấp nập là vậy, sao giờ lạnh tanh và rõ tiếng “ò í e” đến nao lòng?

Cứ vậy, tôi lại lắc lắc đầu: “Hy vọng…”.

Mấy người trong xóm cũng rủ rỉ vào tai nhau, “khổ quá, đã đói còn gặp trời mưa”, đến “cạp đất mà ăn” mất thôi…

Mưa cứ thế sụt sùi, dai dẳng, kèm theo tiếng than vãn bất lực. Cũng một cơn mưa, Sài Gòn không còn hình ảnh các cặp đôi quyến luyến không rời, mà thay vào đó là cảnh tưởng nhiều người vật vã, mong mỏi cán bộ y tế cứu lấy người cha, người mẹ của mình… Có những đứa trẻ mếu máo, ngóng người thân cất bước theo tiếng “ò í e”.

Chủng Covid-19 này ác quá, chia lìa biết bao gia đình!

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Covid-19 đã lấy đi bao mạng sống của người vô tội. Ảnh minh họa

Nhìn lại tôi, cũng chẳng khấm khá hơn. Bệnh tật, tuổi già lại cộng thêm cái cô đơn. Lúc trước, thi thoảng còn đi bốc vác đồ này, đồ kia, kiếm dăm ba chục, ăn qua bữa. Nhưng nay, công việc không có, lại bó chân trong bốn bên góc lều, riết rồi cũng nghĩ: “Không chết vì Covid-19 thì cũng chết vì cô đơn”.

Nói thế, chứ tâm can cũng chẳng hay hớm gì… Tôi vốn khó ăn uống, kiêng khem đủ thứ, thế mà giờ trong nhà có bát mì, quả trứng cũng phải húp vội, cho qua. Ngày nào cũng chờ đoàn tình nguyện qua đầu ngõ, để được phát đồ ăn.

Sống đã khó, thích nghi để sống càng khó hơn. Chợ cách nhà 3 bước chân nhưng xương khớp do biến chứng tiểu đường, tê buốt, không bước nổi. Dăm ba bữa mới dám đi chợ mà tiền rau quá tiền trọ. Thực phẩm đoàn từ thiện giao là thức ăn chung, nên tôi ăn đâu có ngon. Bởi lẽ, tôi bị tiểu đường type 2 đã 5 năm rồi, giờ hơn tháng nay, biến chứng nặng hơn, rồi đau xương khớp nữa.

Lúc này, tôi thường gặp bất ổn về tâm lý, không còn được minh mẫn. Xuống bếp thôi, cũng loạng choạng. Có lúc, tôi cảm thấy tuyệt vọng khi tìm cách sinh tồn, để thích nghi và xoay xở với điều kiện sống thiếu thốn, cứ vài ngày lại tự chế vài món mới để ăn. Nhưng ăn vào tý lại đau bụng, nôn nao…

Vừa chợp mắt được lát, đang tê lịm hết cả người, cái điện thoại cũ mèm của tôi rung lên. Tôi giật mình, đầu dây bên kia vang lên câu nói: “Bác ơi, bác có ổn không? Cháu là Quỳnh đây…”, mới nghe đến đây, tôi đã rơm rớm nước mắt vì bấy lâu nay, sống một mình, con cháu chẳng buồn để ý, một câu nói thôi cũng đủ khiến tôi “chạnh lòng”.

Tôi nhớ mang máng, hình như là cô Quỳnh bên công ty Tâm Hồng Phúc. Đầu dây bên kia tiếp tục vang lên, “cháu là Quỳnh đây, bác có nghe rõ không ạ..?

Người đàn ông trung niên từng khổ sở vì bệnh tiểu đường như được tiếp thêm sức mạnh

Tôi vội vàng trả lời: “Vâng, tôi đây…”, tôi vừa nói vừa nấc cục, không thốt ra thành lời: “Tôi khỏe cô ạ, nhưng dạo này khó khăn quá, ăn uống không theo cô chỉ được. Xin lỗi cô…”.

“Không, bác ơi, cháu biết hoàn cảnh của bác, bác cứ yên tâm điều trị tiểu đường đã. Bên cháu đang có chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, cháu gửi bác một liệu trình “Khang đường Tâm Hồng Phúc.

Tháng trước, cháu nghe bác kể, bác thấy người khỏe hơn, không còn tình trạng chóng mặt, đi tiểu đêm, thấy người khỏe hẳn, cháu vui lắm!

Bác dùng thêm liệu trình “Khang Đường” nữa để ổn định tốt hơn lượng đường huyết nhé! Bác phải điều trị theo liệu trình cháu bảo bác nhé, bác đi lại khó khăn, chúng cháu thật sự không an tâm…

Còn về ăn uống, cháu có vài người bạn tình nguyện trong Sài Gòn, để cháu bảo các bạn, chuẩn bị vài thực phẩm phù hợp gửi cho bác, bác cứ yên tâm điều trị bệnh bác nha…”.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Cô ấy nói một hồi như vậy. Cứ mỗi lời nói ra, tôi lại thấy như một gáo nước mát lành, giội vào nỗi lòng đang khô cằn, mỏi mệt đến bất cần, tuyệt vọng của bản thân vậy.

“Ôi, tôi cảm ơn cô…”, kỳ thực lúc này mắt tôi đã nhoè, nước cứ ứa trào ra hai bên khóe.

Trong khoảnh khắc, cận kề với dịch bệnh và cái chết, tôi không còn lo sợ bất cứ điều gì nữa. Ít ra tôi còn may mắn hơn rất nhiều người khi vẫn được nghe những lời động viên, thăm hỏi từ người xa lạ mà lại tràn đầy yêu thương…

Thầm cảm ơn Tâm Hồng Phúc đã đến với tôi như một cơ duyên…!”.

Câu chuyện chia sẻ của bác Nguyễn Thanh Lâm (56 tuổi, nhân viên thời vụ, quê ở Quận 7, TP. HCM) gửi tới Chuyện tiểu đường.

Để đảm bảo tính riêng tư, chúng tôi sử dụng hình ảnh minh họa thay cho ảnh thực của nhân vật!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia