Câu chuyện tiểu đường

2 lần cấp cứu cảnh tỉnh tôi khỏi những thói quen xấu ở tuổi 20

Chuyentieuduong.vn – Lần cấp cứu đầu tiên tôi phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường. Đến lần thứ hai, tôi tỉnh ngộ và thoát ra khỏi những thói quen xấu ở tuổi 20.

Lơ là trước căn bệnh tiểu đường

Tháng 8 năm 2016, tôi đã phải nhập viện cấp cứu vì mất nước nghiêm trọng, kiệt sức và lượng đường trong máu quá cao. Sau khi khám và điều trị, bác sĩ đã chẩn đoán tôi mắc bệnh tiểu đường. Thời điểm đó, tôi thực sự không hề có kiến thức toàn diện về căn bệnh này, chỉ là nghe thấy cái tên đó trên các trang mạng, báo đài mà thôi.

Trước đó, tôi bị viêm ruột và phải dùng thuốc. Các bác sĩ nói rằng đó có thể là nguyên nhân của việc ít vận động thể dục thể thao và chế độ ăn uống không lành mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường – một căn bệnh mãn tính khó điều trị.

Sau khi được chẩn đoán, tôi bắt đầu được lên pháp đồ điều trị, kê đơn và điều chỉnh lối sống sinh hoạt. Khoảng thời gian đầu dù có nhiều khó khăn, nhưng tôi luôn cố gắng vượt qua, làm đúng theo những gì bác sĩ căn dặn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Mọi thứ duy trì được khoảng 3 năm thì dịch COVID-19 ập đến. Vì tính chất công việc linh hoạt, tôi chuyển về làm việc ở nhà khoảng 2 tháng trong giai đoạn dịch căng thẳng. Cũng chính 2 tháng ấy, tôi đã “đạp đổ” mọi công sức trước đó của mình.

Không vận động khiến bệnh thêm trầm trọng

Ở trong nhà, tôi gần như không vận động nhiều, thường xuyên ngồi một chỗ hoặc cứ nằm ra đấy. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày thành quen, tôi không còn duy trì được các bài tập thể dục hay các chế độ ăn được lên lịch. Tôi ăn khi tôi muốn, có khi lại không ăn, thành ra uống thuốc cũng không đúng giờ và thức đêm triền miên. Tất cả những điều đó đã khiến tôi phải cấp cứu lần 2.

Thói quen xấu khiến tôi phải nhập viện cấp cứu vì biến chứng tiểu đường (Ảnh minh họa)

Thế nhưng lần thứ 2 đi cấp cứu, mọi thứ đã hoàn toàn vượt xa tưởng tượng của tôi. Bệnh tiểu đường của tôi bắt đầu có dấu hiệu biến chứng. Tôi đã dành hơn 1 tuần để điều trị trong phòng bệnh nặng.

Nỗi lo của bác sĩ điều trị

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày rời khỏi phòng bệnh nặng để về phòng thường. Người đầu tiên tôi gặp hôm đó là bác sĩ điều trị đã đồng hành cùng tôi suốt 3 năm. Dù chỉ gặp mỗi lần khám định kỳ và bác sĩ cũng không nói gì nhiều ngoài việc điều trị. Nhưng lần này gặp lại với ánh mắt lo lắng, vầng trán nhăn lại, bác sĩ khiến tôi thực sự thấy có lỗi rất nhiều.

Sau khi kiểm tra lần cuối, chú ấy chỉ nói với tôi một câu thế này: “Nếu cô là con gái tôi, chắc phải mắng cho một trận, vì không tuân theo lời dặn của tôi, giờ bệnh tình biến chứng nguy kịch như thế này!”.

Lúc ấy tôi chỉ biết cười gượng và thật sự hối lỗi. Ra khỏi phòng bệnh nặng, tôi thấy bố mẹ mình đang ở ngoài cửa. Hai ông bà đứng cạnh nhau, khom khom ngó vào, thấy tôi ra liền bước đến bên giường đẩy. 

Tôi cứ nghĩ chắc họ sẽ hỏi thăm mình đầu tiên, nhưng không, bố mẹ tôi bước đến phía bác sĩ trước. Họ bắt đầu hỏi rất nhiều về tình trạng của tôi. Từng câu từng chữ trong cuộc nói chuyện lọt vào tai tôi, khiến tôi dần nhận ra mức độ về căn bệnh khó chữa và thói quen xấu đáng lên án của mình.

Bố mẹ luôn nỗ lực để tôi có được cuốc sống tốt nhất, nhưng chính tôi lại tự mình buông bỏ (Ảnh minh họa)

Về phòng thường, bố mẹ vẫn nhẹ nhàng chăm sóc tôi, còn hỏi tôi muốn ăn cháo gì để họ đi mua. Lúc này tôi thực sự chỉ muốn bố mẹ mắng mình vài câu, vài câu thôi cũng được vì tôi thấy hối hận quá rồi. Ở viện thêm 1 tuần thì tôi được về nhà. Về đến nhà, mẹ liền đưa tôi một hộp thuốc có tên “Khang Đường Tâm Hồng Phúc” – Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lời trách móc “đáng thương” của cha mẹ

“Mẹ hỏi bác sĩ rồi, con ốm nặng, dùng nhiều thuốc Tây quá cũng yếu người. Uống thêm cái này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị”.

Mẹ vừa nói, tay vừa loay hoay thu dọn đồ đạc. Cái phòng nhỏ của tôi thì có đồ gì để dọn chứ, mẹ cứ xếp qua xếp lại vài bộ quần áo. Cầm hộp thuốc trên tay, tôi hiểu rằng bố mẹ đã thực sự bị tôi dọa một phen rồi, lo lắng đến mức bình thường còn chả để ý đến thực phẩm chức năng này kia, vậy mà giờ còn đi tìm cho con cơ đấy.

Thấy mẹ vẫn lúi húi dọn đồ, tôi chạy lại ôm mẹ một cái thật chặt. Hơn 25 năm cuộc đời tôi chả mấy khi chủ động ôm bố mẹ mình như thế. Nhưng lúc đó, nếu không ôm mẹ, tôi thực sự không biết phải nói câu “cảm ơn” và “xin lỗi” mẹ như thế nào.

Bây giờ thì tôi thực sự tỉnh ngộ rồi. Sức khỏe mà bố mẹ cho tôi, từ bây giờ tôi phải bảo vệ nó thật tốt. Tuyệt đối không thể để những thói quen sinh hoạt xấu cướp đi sức khỏe, thậm chí tính mạng của tôi một lần nữa.

Câu chuyện của bạn Trần Minh Uyên (25 tuổi, ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) gửi tới Chuyện tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia