Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Biến chứng xương khớp do tiểu đường: Đâu là dấu hiệu nhận biết?

Hầu hết những người bệnh tiểu đường đều không thể tinh ý nhận ra căn bệnh của mình có thể ảnh hưởng đến xương khớp, gây ra tình trạng đau nhức, tê bì chân tay, thậm chí cứng khớp và không thể đi lại được.

Khảo sát từ các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường trên 5 năm đều gặp phải biến chứng liên quan đến cơ xương khớp, khi không can thiệp pháp đồ điều trị. Biến chứng xương khớp là tình trạng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, độ tuổi càng cao thì khả năng bị biến chứng càng nặng. Đau nhức xương khớp ở cổ, vai gáy, bàn tay, khớp gối hay bàn chân, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn biến chứng xương khớp với các bệnh lão hóa khi về già, vô tình khiến cho việc điều trị bị lệch hướng và kém hiệu quả hơn.

Ban đầu, biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến xương khớp sẽ chưa có dấu hiệu đau nhức rõ rệt. Chủ yếu người bệnh chỉ cảm nhận thông thường tình trạng các khớp tay, chân bị cứng, khó cử động. Nhưng càng để lâu, sẽ xuất hiện các biến chứng khác như đau buốt các khớp, cong quặp khớp, thậm chí là biến dạng.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng xương khớp do tiểu đường

Biến chứng xương khớp do bệnh tiểu đường không dễ nhận biết

Người bệnh có thể dễ dàng phân biệt biến chứng xương khớp do tiểu đường với các bệnh xương khớp khác bằng các triệu chứng cụ thể dưới đây:

Khớp vai bị co cứng: Tình trạng người bệnh khó thực hiện các động tác xoay vai, giơ tay hay dang rộng cánh tay. Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ, kèm theo triệu chứng sưng khớp bả vai, các cơn đau lan man, dọc theo cánh tay.

Khó thực hiện động tác co duỗi bàn tay: Da tay người bệnh bị biến chứng xương khớp do tiểu đường bị dày lên khác thường và co cứng, khiến người bệnh khó áp sát hai lòng bàn tay vào nhau được. Việc gấp, duỗi bàn tay hết cỡ cũng khó. Tình trạng này, ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động.

Cứng các đầu ngón tay: Cong gập ngón tay, muốn duỗi thẳng người bệnh sẽ phải dùng tay khác bẻ ra. Trong khi đó, các bệnh xương khớp khác thường gây sưng, nóng, đỏ đau ở ngón tay mà không có dấu hiệu ngón tay bị cong.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Cứng phần khớp gối: Là một trong những biến chứng xương khớp dễ nhầm lẫn. Người bệnh tiểu đường bị biến chứng xương khớp khi di chuyển, cảm giác chân nặng nề. Nhiều trường hợp, người bệnh phải dùng tay nhấc từng chân mới có thể di chuyển. Tuy nhiên, không có tiếng lục cục trong xương khi đi lại như bệnh xương khớp liên quan đến tuổi tác.

Biến dạng bàn chân do biến chứng xương khớp: Ban đầu, bàn chân xuất hiện các vết sưng đỏ rải rác, khác với sưng tấy do viêm khớp, lâu dần, khi người bệnh bị tiểu đường lâu năm, bàn chân biến dạng thành hình võng, không điều trị, ngón chân sẽ quặp lại và khó có thể di chuyển.

Cải thiện đau xương khớp cho người bệnh tiểu đường

Lượng huyết tăng cao và kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo xương, làm tổn thương các sợi thần kinh, gây tích tụ collagen ở khớp, gây viêm khớp, co cứng cơ ở người bệnh. Do đó, việc kiểm soát tốt đường huyết đóng vai trò rất quan trọng.

Người bệnh tiểu đường nên ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin và giàu canxi như các loại đậu, tỏi tây, rau xanh (cải xoăn, cải chíp, rau diếp), các loại quả thanh mát như bưởi, cam, thanh long…bổ sung nhiều cá, các loại thịt đỏ, cua, tôm (nên ăn ít). Bên cạnh đó, cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất béo (bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào, mỡ hay phủ tạng động vật,…). Tránh dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích không tốt cho bệnh tiểu đường như rượu bia, thuốc lá.

Một số bài tập nhẹ nhàng, không tạo nhiều tác động mạnh lên các khớp xương sẽ giúp ích cho người tiểu đường đang có dấu hiệu bị biến chứng xương khớp. Trường hợp biến chứng ở bàn chân, người bệnh nên hạn chế chạy bộ, thay vào đó nên tập động tác đạp xe đạp trên không, tập vài động tác yoga đơn giản tại nhà… Nếu khớp bị đông cứng bạn nên tập các động tác cử động vai, xoay vai lên xuống một cách nhẹ nhàng.

Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường, ảnh hưởng đến xương khớp là cả một quá trình dài. Việc thăm khám và dùng thuốc điều trị xương khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất cần thiết.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia