Chưa phân loại

Thực đơn cho tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết

Chuyentieuduong.vn – Tiểu đường thai kỳ là một chứng bệnh ảnh hưởng không tốt tới mẹ bầu trong cả thời gian mang thai đến sau khi chuyển dạ. Để điều trị một cách tốt nhất mà vẫn đảm bảo nuôi con khỏe, mẹ cần có thực đơn cho tiểu đường thai kỳ đầy đủ dinh dưỡng và được lên kế hoạch chi tiết.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của bệnh là do những biến đổi nội tiết trong cơ thể mẹ bầu. Trong thời gian thai kỳ, nhau thai sẽ sản sinh thêm một số loại hormone để nuôi cơ thể. Những hormone này lại vô tình kháng lại các tế bảo sản sinh insulin, gây nên tình trạng tăng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng phụ nữ có tình trạng thừa cân, gia đình cho người bị tiểu đường, đã từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ dễ bị/tái phát bệnh. Một điều tích cực là tiểu đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều trị không hiệu quả, triệt để, bệnh có thể sẽ kéo dài cả về sau hoặc gây ảnh hưởng đến trẻ.

kiem-soat-tieu-duong-thai-ky
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý cần lưu ý kiểm soát đối với mẹ bầu

2. Tại sao cần thực đơn cho tiểu đường thai kỳ?

Khác với những bệnh tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ xảy ra ở đối tượng đặc biệt. Phụ nữ có thai trong quá trình điều trị không chỉ cần một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi, mà còn phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh.

Thêm vào đó, quá trình điều trị bệnh đòi hỏi một chế độ ăn uống rất cẩn thận, được duy trì đều đặn, có kế hoạch và kiểm soát tốt lượng calo, lượng đường. Lên kế hoạch với những thực đơn đạt yêu cầu là điều cần thiết, vừa là để mẹ dễ dàng nắm bắt tình hình điều trị, cân bằng dinh dưỡng, vừa là để tăng độ đa dạng, linh hoạt cho các bữa ăn.

tam-hong-phuc

3. Thực đơn cho tiểu đường thai kỳ cần chú ý điều gì?

Trên thực tế, không một chế độ ăn nào dành cho tiểu đường thai kỳ là hoàn hảo. Mỗi một chế độ ăn đi theo một vài tiêu chí, phong cách khác nhau, bị ảnh hưởng bởi vấn đề văn hóa ẩm thực, đời sống sinh hoạt. Vậy nên, thay vì lựa chọn theo những chế độ có sẵn, bạn có thể tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng hoặc tự lên kế hoạch cho mình theo những tiêu chí sau:

3.1 Chọn cacbohydrat phức hợp

So với các nhóm chất dinh dưỡng khác, cacbohydrat là chất gây tăng lượng đường trong máu nhanh hơn cả. Dù vậy, đây vẫn là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy nên, chọn đúng loại cacbohydrat tốt sẽ giúp chế độ ăn của bạn khoa học và hiệu quả hơn.

Cacbohydrat có loại đơn và phức hợp. Đối với thực đơn cho tiểu đường nói chung, nhóm phức hợp được ưu tiên hơn cả. Cacbohydrat phức hợp có nhiều chất xơ hơn, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến. Đậu, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả là những loại thực phẩm thuộc nhóm này.

dinh-duong-carbonhydrat
Lựa chọn Cacbohydrat phức hợp cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ

3.2 Công thức cái đĩa

Mục tiêu của công thức cái đĩa là để giúp người bệnh kiểm soát khẩu phần ăn của mình một cách cân đối hơn. Trong thời gian mang thai, các mẹ thường đặc biệt thèm ăn những món nhất định. Để bữa ăn luôn cân bằng, khi tăng lượng ăn ở một nhóm chất, các nhóm khác cũng nên điều chỉnh theo. Quan trọng nhất là bạn phải duy trì chế độ hợp lý một cách đều đặn.

khau-phan-an
Công thức giúp mẹ kiểm soát lượng chất

3.3 Kết hợp carbohydrate với protein và chất béo lành mạnh

Sự kết hợp này giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Nó cũng giúp bạn no lâu, vì protein và chất béo được tiêu hóa chậm hơn so với carbohydrate. Ví dụ, thay vì chỉ ăn một quả táo, hãy kết hợp nó với bơ đậu phộng để cung cấp protein và chất béo lành mạnh.

3.4 Ăn đều đặn trong ngày

Ăn ba bữa chính và hai hoặc ba bữa phụ mỗi ngày và tuyệt đối không bỏ bữa. Việc bỏ bữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi, cũng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống quá thấp.

bieu-do-dinh-duong-tieu-duong-thai-ky

3.5 Một số loại thực phẩm nên có trong thực đơn cho tiểu đường thai kỳ

– Ngũ cốc nguyên hạt

– Rau xanh

– Một số loại rau giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu Hà Lan

– Trái cây (1-2 phần mỗi ngày)

– Các loại đậu

– Đậu lăng

– Thịt gà

– Đậu hũ

– Các loại hạt quả hạch

– Bắp rang bơ (nên tự làm bằng nguyên liệu nguyên chất)

– Sữa chua không đường

– Dầu bơ

– Dầu ô liu

– Cá hồi

– Cá mòi

– Cá ngừ

– Hạt chia

– Hạt lanh

thuc-pham-tieu-duong-thai-ky

3.6 Một số loại thực phẩm nên hạn chế

– Các món tráng miệng

– Nước ngọt

– Nước ép trái cây

– Bánh mì trắng / mì ống

– Ngũ cốc tinh chế

– Thực phẩm chế biến nhiều

– Thức ăn nhanh

– Đồ chiên

– Đồ nướng

– Bánh kẹo

Tình trạng phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng được quan tâm hơn. Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên, tích cực điều trị, bạn cũng không thể bỏ qua các chế độ ăn uống và tập luyện. Thực đơn cho tiểu đường thai kỳ không quá gò bó, chỉ cần bạn nhớ được những lưu ý quan trọng là hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình menu riêng theo khẩu vị.


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Điều trị tiểu đường bằng đông y là có thật?

>>> Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia