Chưa phân loại

Mẹo ăn uống cho người bệnh tiểu đường vào ngày Tết

Các bữa ăn ngày lễ Tết truyền thống là nỗi lo lắng của nhiều bệnh nhân đái tháo đường. Lưu lại ngay những loại thực phẩm nên ăn, nên tránh và một số mẹo ăn uống ngày Tết cho người bệnh tiểu đường trong bài viết sau.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ngày Tết?

Đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống cần có các loại thực phẩm tốt cho cơ thể và không ảnh hưởng xấu đến chỉ số đường huyết. Trong ngày Tết truyền thống, các loại thực phẩm này thường rất hiếm do cách chế biến món ăn cầu kỳ, nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, bia rượu được dùng nhiều. 

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc người bệnh phải kiêng khem mọi thứ trong dịp này. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thể bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường trong những ngày Tết:

Trái cây, hoa quả: Ưu tiên trái cây ít ngọt như cam, táo, bưởi,… hạn chế các loại quả như xoài chín, sầu riêng,…

meo-an-uong-cho-nguoi-benh-tieu-duong-vao-ngay-tet

Rau xanh giàu chất xơ: Bổ sung chất xơ là điều không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của người bệnh tiểu đường. Ưu tiên chế biến rau đơn giản như hấp, luộc hoặc ăn sống.

Thực phẩm thịt, cá giàu protein: Ưu tiên cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc heo,…

Chất béo có lợi: Người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn chất béo, cụ thể là chất béo lành mạnh trong các loại thực phẩm như vừng, mỡ cá, dầu thực vật,…

Những loại thực phẩm, thức ăn người bệnh tiểu đường nên tránh

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, các nhóm thức ăn nên tránh đối với người bênh tiểu đường ngày Tết cũng rất nhiều. Cụ thể, chúng ta sẽ cần hạn chế hoặc không ăn hoàn toàn các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao như gạo trắng, các loại bánh từ gạo nếp, các loại củ nướng như khoai, ngô, bột sắn dây và bánh mì trắng.

Chất béo có hại nên tránh xa như mỡ động vật, các loại thịt đỏ, giò chả mỡ,… Đặc biệt trong các dịp Tết truyền thống xuất hiện rất nhiều món từ thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật, người bệnh cần lưu ý và không nên ăn.

Đồ ngọt: Đồ ngọt trong ngày Tết có rất nhiều, đặc biệt là các loại bánh kẹo, mứt. Nếu có bánh kẹo dành riêng cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể ăn, trường hợp không có thì nên hạn chế tối đa, tránh ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Không ăn thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ khô như mì gói, thịt hộp,… Nếu cần, hãy chuẩn bị một số loại thực phẩm ăn liền lành mạnh hơn như ngũ cốc cán dẹt, ăn liền, không phụ gia, bột ngũ cốc, các loại hạt, sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường.

Mẹo ăn uống cho người bệnh tiểu đường vào ngày Tết

Mặc dù chúng ta đều ý thức được việc người bệnh tiểu đường cần phải chú ý ăn uống mỗi dịp lễ Tết. Tuy nhiên, vì là thời gian diễn ra nhiều buổi tụ họp, gặp gỡ người thân quen nên khó tránh khỏi những phát sinh ngoài ý muốn. Vậy nên, bên cạnh việc lưu ý các loại thức ăn nên và không nên hấp thụ, người bệnh tiểu đường cũng cần có một số mẹo ăn uống để đảm bảo sức khỏe trong khoảng thời gian này.

Cân đối thời gian ăn và thời gian dùng thuốc

Việc dùng thuốc với người bênh tiểu đường rất quan trọng. Thuốc cần được sử dụng cân đối với bữa ăn để đường huyết được ổn định, không quá cao cũng không quá thấp. Trong dịp Tết, các bữa ăn thường không có giờ giấc cố định, rất linh hoạt. Người bệnh cần nắm bắt được giờ giấc bữa ăn và chuyển lịch dùng thuốc hoặc tiêm insulin sang trước hoặc sau bữa ăn theo chỉ định của bác sĩ.

Nhớ bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ

Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh thường ăn ít hơn hoặc hạn chế ăn các bữa chính không tốt cho sức khỏe. Lúc này, các bữa phụ sẽ có nhiệm vụ bổ sung dinh dưỡng cũng như hỗ trợ đường huyết, huyết áp không bị tụt quá thấp. Các bữa ăn nhẹ này có thể là sữa, bánh dành riêng cho người bênh tiểu đường, ngũ cốc, hạt dinh dưỡng hoặc salad rau xanh, sữa chua không đường, trái cây giàu chất xơ,…

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Nếu không thể kiểm soát tốt thực phẩm, giờ giấc ăn uống hay tuân thủ theo chế độ đã thiết lập trong ngày thường, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa ăn ít để chỉ số đường huyết dao động không quá lớn. Cách thứ hai là chia nhỏ khẩu phần các món ăn, bạn vẫn có thể ăn nhiều món nhưng món nhiều đường, dầu mỡ nên ăn ít, đồng thời ăn thêm nhiều món đạm, chất xơ.

 Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường loại 1 hoặc có dấu hiệu biến chứng, cách này không hẳn là hiệu quả và tốt cho sức khỏe. Người bệnh vẫn nên tuân thủ chế độ nghiêm ngặt để bảo vệ sức khỏe.

Tết Nguyên đán là dịp để chúng ta gặp gỡ, giao lưu thân tình, đó là lý do các bữa ăn thường được chế biến thịnh soạn, cầu kỳ, nhiều gia vị. Với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn không chỉ đơn thuần là ăn những loại thực phẩm tốt, tránh những loại thực phẩm có hại mà còn là cân đối và kiểm soát được chỉ số đường huyết. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ có ích cho bạn và người thân. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

>> Ngày tết người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

>> Nguyên Nhân Đường Huyết Cao và cách kiểm soát

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia