Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Tất tật về biến chứng tiểu đường tuýp 2

Chuyentieuduong.vn – Biến chứng tiểu đường tuýp 2 rất nguy hiểm. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh nếu duy trì lối sống lành mạnh.

1.Biến chứng tiểu đường tuýp 2 – Biến chứng mãn tính

  • Biến chứng tim mạch: Tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim gây đột quỵ, thậm chí tử vong. Không có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tim ở người bệnh tiểu đường.

Một số dấu hiệu sớm là đau thắt vùng ngực, đau vùng xương ức lan lên cằm, cánh tay trái và hai vai. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy choáng váng, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ… Nguy hiểm hơn, người bệnh đột ngột bị yếu, liệt nửa người, hôn mê và mất ý thức.

  • Biến chứng thận: Tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận làm việc kém hiệu quả, mức đường huyết tăng cao và kéo dài ảnh hưởng lâu dài đến chức năng của thận. Người bệnh có thể bị ngứa, phù da, đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu sủi bọt…
  • Biến chứng hệ thần kinh: Biểu hiện thường thấy là tê bì, nóng rát, châm chích lòng bàn tay, bàn chân. Thậm chí người bệnh bị co rút các đầu  ngón tay khó thực hiện được các động tác cơ bản, các vết thương, vết xước lâu lành hơn.

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 dễ thấy nhất là các hệ thần kinh bị tổn thương khi lượng đường trong máu và huyết áp của người bệnh quá cao.

  • Biến chứng thị giác: Người bệnh bị giảm thị lực dẫn đến mắt mờ, thị lực giảm. Nguy cơ bị tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể ở người bệnh tiểu đường cao hơn 60%.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây mất thị lực phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường là bệnh võng mạc – các mạch máu nhỏ ở đáy mắt bị tổn thương do đường huyết tăng cao.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

  • Nhiễm trùng và suy giảm hệ miễn dịch: Lượng đường trong máu liên tục tăng cao tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn bị nhiễm trùng răng lợi, nhiễm trùng đường tiết niệu, tình trạng các vết loét lâu lành và kéo dài.
  • Biến chứng tiểu đường tuýp 2 ở thai phụ: Phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 có lượng đường máu tăng cao có thể khiến thai nhi bị thừa cân. Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột cũng như bị tiền tiểu đường sau sinh.

Ngoài các biến chứng trên, người bệnh tiểu đường có thể bị ảnh hưởng các cơ quan khác như xương khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ, tổn thương về tóc, da…

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người bệnh

2. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 – Biến chứng cấp tính

Biến chứng hạ đường huyết: Xảy ra khi đường huyết của người bệnh dưới 3,6 mmol/L. Yếu tố gây hạ đường huyết ở người bệnh là do dùng thuốc quá liều, ăn uống kiêng khem, vận động quá sức. Dấu hiệu thường thấy ở người bị hạ đường huyết là chân tay bủn rủn, đổ mồ hôi, choáng váng, thậm chí có thể hôn mê.

Nhiễm toan ceton: Là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, khi lượng insulin bị thiếu hụt quá nhiều, chất béo trong cơ thể sẽ bị phân huỷ để làm nhiên liệu dẫn đến tích tụ lượng axit trong máu, gọi là hiện tượng nhiễm toan ceton.

Nhiễm toan ceton có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, nếu không được xử lý truyền dịch, insulin kịp thời. Biểu hiện ban đầu của nhiễm toan ceton là mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, mất nước, khô môi, hơi thở có mùi ceton (mùi táo chín), thân nhiệt giảm.

3. Biện pháp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2

Để kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm thiểu biến chứng tiểu đường tuýp 2, người bệnh nên duy trì chỉ số đường huyết dưới 7 chấm, HbA1C < 7%.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Bệnh nhân tiểu đường nên giảm lượng bột đường, bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ và các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Ưu tiên cách chế biến hấp, luộc thay vì xào nấu, chiên rán.

Bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ. Trong khi nấu ăn nên giảm lượng muối.

Tập luyện thể dục đều đặn

Bạn nên dành ra 15-20 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao, đi bộ hoặc tập các bài tập nhịp điệu, yoga, căng cơ để tăng độ nhạy của insulin, kiểm soát cân nặng và hạn chế biến chứng tiểu đường tuýp 2, nhất là về hệ thần kinh và xương khớp.

Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Dùng thuốc đúng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ giúp bạn cải thiện được bệnh tiểu đường

Thường xuyên theo dõi đường huyết và khám định kỳ tối thiểu 3 tháng để đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc, kiểm soát chỉ số đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2.

Ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu bia

Những người có thói quen hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao. Người thường xuyên uống rượu cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2, tốt nhất bạn nên ngưng uống rượu. Ngoài ra, hãy chia sẻ với bác sĩ để thực hiện các phương pháp can thiệp quá trình bỏ thuốc của bạn.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Một trong những dược liệu quý được sử dụng nhiều trong Đông Y, kích thích tể bào Beta của tuyến tuỵ một cách tự nhiên là cây dây thìa canh.

Hoạt chất acid gymnemic trong dây thìa canh được tách chiết nguyên chất thành dạng viên nang mềm Khang Đường Tâm Hồng Phúc

Khang Đường Tâm Hồng Phúc đã mở ra nhiều hi vọng “sống” cho những người bị bệnh tiểu đường, giúp họ dần ổn định đường huyết và an tâm sống khoẻ.

Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ để nhận biết và phòng tránh những biến chứng tiểu đường rất quan trọng.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tự theo dõi chỉ số đường huyết và ceton nước tiểu để kịp liên hệ bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường từ cơ thể.


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Cách tính tiểu đường là gì? Khi nào nên tính tiểu đường

>>> Nước tiểu có đường có nguy hiểm không? Dấu hiệu của bệnh gì?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

HÀNH TRÌNH CHIẾN THĂNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ⊳⊳⊳

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia