Tin tức y tế

Chế độ ăn Keto ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu

Chuyentieuduong.vn – Chế độ ăn keto có lợi cho sức khỏe, giúp giảm mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL xấu, trong khi tăng mức cholesterol HDL tốt.

1. Chế độ ăn kiêng keto

Chế độ ăn kiêng keto (ketogenic diet) là một chế độ ăn kiêng phổ biến mà những người béo phì sử dụng để giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Lượng carbohydrate của chế độ ăn ketogenic giảm xuống 20 – 50 gam mỗi ngày, buộc cơ thể bạn phải chuyển từ sử dụng glucose sang sử dụng thể xeton – một loại hóa chất được hình thành từ quá trình phân hủy chất béo. Khi quá trình chuyển đổi này xảy ra, cơ thể bạn diễn ra trạng thái trao đổi chất tự nhiên được gọi là ketosis.

Chế độ ăn kiêng keto không phải là lựa chọn tốt nhất nếu bạn mắc bệnh thận, gan và mỡ máu. Mức cholesterol cao có thể do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc từ chế độ ăn kiêng keto.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

2. Lưu ý khi thực hiện chế độ ăn Keto

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc các vấn đề về túi mật, rối loạn chuyển hóa chất béo, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng chế độ ăn ketogenic.

Chế độ ăn keto có thể dẫn đến những thay đổi trong sự phát triển của thai nhi và làm tăng trạng thái lo lắng và trầm cảm ở những người phụ nữ sau sinh. Một số trường hợp thực hiện chế độ ăn ketogenic không đúng cách dẫn đến sự mất cân bằng về lượng chất dinh dưỡng.

2.1. Tham khảo ý kiến chuyên gia

Nếu bạn có mức cholesterol cao và muốn thử chế độ ăn ketogenic, ban cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xem chế độ dinh dưỡng ketogenic có phù hợp với bạn hay không, dựa trên mức cholesterol cụ thể và sức khỏe tổng thể.

che-do-an-keto
Nếu bạn có mức cholesterol cao và muốn thử chế độ ăn keto, ban cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia

Trong một số trường hợp, chế độ ăn ketogenic có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL cao hơn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, mức cholesterol toàn phần và LDL đều giảm khi bạn áp dụng chế độ ăn ketogenic trong thời gian dài, tăng mức cholesterol HDL.

2.2. Tránh chất béo nhân tạo

Nếu mức cholesterol cao từ trước, bạn sẽ cần điều chỉnh cấu trúc của chế độ ăn ketogenic để ngăn ngừa tình trạng tăng mức cholesterol. Đối với những người mới bắt đầu, nên tránh các chất béo nhân tạo, thịt đóng hộp và các thực phẩm chiên rán, vì những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

2.3. Sử dụng chất béo không bão hòa đơn

Bạn cũng có thể cân nhắc thay thế một số chất béo bão hòa trong chế độ ăn bằng chất béo không bão hòa đơn. Mặc dù chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe, nhưng việc hoán đổi các chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Bơ, dầu ô liu, quả hạch và bơ hạt là những nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn tốt.

Ngoài ra, một số chất béo không bão hòa, chẳng hạn như chất béo omega-3, có thể giúp giảm mức chất béo trung tính và tăng cholesterol HDL (tốt) khi tiêu thụ theo chế độ ăn keto. Hạt lanh, hạt chia, quả óc chó và cá béo như cá hồi là những nguồn cung cấp omega-3 dồi dào.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia