Thực đơn & Tập luyện Thực đơn tiểu đường

Thực đơn số 007: Cá chép om dưa, canh ngao nấu mồng tơi, thịt luộc

Chuyentieuduong.vn – Hàng ngày, bạn thường đau đầu phải nghĩ sẽ nấu món gì? Biết được những băn khoăn này, hôm nay, Chuyện tiểu đường tiếp tục gửi đến các độc giả những món ngon thường ngày bổ dưỡng cho người bệnh tiểu đường.

Thực đơn 007 gồm các món ăn đơn giản: Cơm (1 bát), cá chép om dưa, canh ngao nấu mồng tơi, thịt luộc.

Cách làm món cá chép om dưa

Cá chép có nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protit, lipit, axit béo omega-3, vitamin A, B1, B2, B6, B12… Loại dưa được om với cá chép có độ chua vừa đủ. Món cá chép om dưa theo các chuyên gia dinh dưỡng chứa nhiều chất khoáng, chất xơ giúp nhuận tràng và giảm táo bón. Đồng thời, góp phần hạ đường huyết trong máu, hạn chế tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, món cá chép om dưa giúp an thai, tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, cá chép om dưa không chứa nhiều dầu mỡ lại giàu chất đạm. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 3 lần/tuần.

* Nguyên liệu chuẩn bị

– 1 con cá chép

– 1 bát con dưa muối

– Cà chua, hành khô, hành lá, gừng, ớt.

ca-chep-om-dua
Món cá chép om dưa

* Cách làm

– Cá chép đánh vẩy, làm sạch phần bụng, rửa lại và để ráo.

– Rán qua cá chép để khử mùi tanh.

– Phi hành khô, cho cà chua, dưa chua vào xào cùng, nêm gia vị vừa miệng (lưu ý hạn chế cho nhiều muối), thêm gừng và ớt nếu bạn muôn ăn cay.

– Cho cá vào chảo đã phi hành, dưa, đổ thêm một ít nước, cho thêm nghệ và om cá trong 30 phút, lật miếng cá qua lại 1 lần để cá ngấm gia vị.

– Bắc nồi khỏi bếp và rắc hành tươi lên bề mặt cá.

Cách làm món canh ngao nấu mồng tơi

Canh cao mồng tơi thanh mát ngày hè, có tính hàn và lợi thủy. Người bị đái tháo đường, sốt ho, lao phổi, huyết áp cao, hay mất ngủ, vàng da ăn canh ngao rất tốt. Canh ngao giúp giảm cholesterol xấu trong gan, đồng thời tăng insulin điều tiết đường trong cơ thể hiệu quả.

* Nguyên liệu chuẩn bị

– 60 gam thịt ngao (khoảng 10 con ngao)

– 1 bó rau mồng tơi

– Gừng, hành khô

* Cách làm

canh-ngao-nau-mong-toi
Canh ngao nấu mồng tơi

– Ngao rửa sạch, ngâm qua bằng nước gạo hoặc thêm vài lát ớt để ngao nhả hết bùn đất.

– Luộc ngao khoảng 10 phút, đợi ngao mở hết miêng, vớt ngao ra. Lấy riêng phần thịt ngao xào qua với hành khô, gừng thái nhỏ, sau đó thêm bát nước vừa luộc ngao vào.

– Đợi nước luộc ngao sôi thêm rau mồng tơi. Lưu ý: bạn có thể thái rau mồng tơi vừa ăn hoặc để cả lá tùy theo sở thích.

– Nấu canh trong phòng 5 phút rồi tắt bếp.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Cách làm món thịt luộc

Thịt lợn đặc biệt là thịt nạc giàu chất đạm, vitamin B12, sắt, chất béo bão hòa tốt cho cơ thể. Người bệnh tiểu đường vì lo sợ đường huyết tăng cao nên thường không ăn thêm thịt trong mỗi bữa ăn, dẫn đến mất cân bằng về lượng về chất. Đây là một quan điểm sai lầm. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên ăn thịt lợn như thế nào để không tăng đường huyết.

Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên chọn phần thịt nạc và ăn không quá 300 gam thịt đỏ mỗi tuần. Chất đạm có thể bổ sung thêm qua thịt gia cầm bỏ da, cá và đậu đỗ.

* Nguyên liệu

– Thịt lợn: 200 gam

– 2 nhánh sả, 2 củ hành.

* Cách làm

– Cắt đôi miếng thịt, sửa sạch, làm sạch da.

– Cho nước vào nồi, thêm 2 nhánh sả dập, trần thịt lợn qua nước sôi, thêm muối hạt để khử mùi hôi và làm sạch thịt.

Lưu ý, khi trần qua thịt không đậy nắp để để tạp chất trong thịt được bay hơi. Thịt vớt ra và rửa sạch, thay nước mới, và cho thêm 2 củ hành khô đã nướng vào.

– Đậy nắp nồi và luộc thịt trên lửa vừa phải, dùng tăm xiên thử xem thịt đã chín chưa. Nếu thịt còn rỉ màu nước đỏ là chưa chín, thịt rỉ nước trắng là đã chín.

thit-luoc
Món thịt luộc

– Luộc thịt trong khoảng 30 phút tùy theo lượng thịt. Sau khi vớt thịt ra, ngâm toàn bộ miếng thịt trong nước đá tầm 2-3 phút để thịt không bị khô.

– Để thịt nguội và thái theo thớ.

– Cuối cùng dùng ớt, tỏi băm, đường, nước cốt chanh, nước mắm để làm nước sốt chấm thịt.

Thực đơn có thêm thịt, người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau, ăn rau trước, sau đó ăn đến cơm và thịt. Không nên ăn cơm trắng mà ăn bằng gạo lứt.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Ngoài 3 món ăn chính trên, người bệnh tiểu đường có thể ăn thêm hoa quả tươi và rau xanh. Chẳng hạn như dưa chuột, rau xà lách, thì là, rau ngò… Ăn xen các bữa phụ liền kề các bữa chính để giảm thiểu lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Mỗi bữa ăn bạn nên bổ sung 50% rau, ưu tiên rau luộc và hạn chế rau chiên xào.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể uống thêm sữa không đường, sữa tách béo dành cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bạn nên ăn đúng giờ, nhai kỹ, không để quá đói hoặc quá no. Bạn có thể ăn thêm các loại trái cây ít ngọt, thường xuyên vận động, duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia