Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Tại sao đường huyết tăng khi bị cảm cúm?

Chuyentieuduong.vn – Đường huyết tăng khi bị cảm cúm làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tiểu đường.

Anh Nguyễn Xuân Vinh (36 tuổi, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi bị cảm cúm, sổ mũi mấy ngày nay. Tôi có ra hiệu thuốc để mua thuốc hạ sốt Panadol về uống. Vốn bị bệnh tiểu đường, không hiểu sao khi uống thêm thuốc cảm, đường huyết của tôi tăng đột ngột. Không biết có nguy hiểm không? Tại sao đường huyết tăng khi bị cảm cúm? Mong Chuyện tiểu đường trả lời giúp tôi”.

Với trường hợp của anh Vinh, chúng tôi có một số giải đáp sau đây:

1. Tại sao đường huyết tăng khi bị cảm cúm?

Cảm cúm khiến lượng đường trong máu cao, người bị tiểu đường bị cảm cúm có thể xuất hiện các biến chứng cấp tính nguy hiểm như tình trạng toan chuyển hóa tăng ceton máu, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

Khi bị cảm cúm, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh và giảm đau chống viêm. Những loại thuốc này thuộc nhóm thuốc làm đường huyết tăng cao. Hợp chất chống viêm corticoid gây ra tác dụng phụ khi không sử dụng hợp lý.

Cụ thể là tình trạng tăng đường huyết gián tiếp, làm giảm dung nạp glucid trong máu, người bệnh tiểu dường có nguy cơ nhiễm ceton với các biểu hiện nôn ói, đau bụng…biến chứng xấu hơn có thể xuất hiện co giật, rối loạn thần kinh, làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường người bệnh đang sử dụng.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

cam-cum-o-nguoi-benh-tieu-duong
Lưu ý cần đọc kỹ nhãn thành phần và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc cảm cúm, tránh tăng đường huyết

2. Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi bị cảm cúm?

Do đó, bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế và sử dụng liều lượng phù hợp theo chỉ định đối với nhóm thuốc này. Nếu buộc phải dùng loại thuốc điều trị cảm cúm thì cần có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa y tế.

Lưu ý cần đọc kỹ nhãn thành phần và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng các loại thuốc chống viêm, điều trị cảm cúm. Nếu bạn bị huyết áp cao, không nên uống quá nhiều nước và sử dụng loại thuốc cảm có chứa chất thông mũi, sẽ gây khó khăn cho quá trình đào thải muối của cơ thể, khiến huyết áp càng tăng cao.

Đối với một số người, dù không bị cảm cúm và dùng thuốc thì lượng đường huyết vẫn có thể tăng cao vào buổi sáng, trước khi ăn sáng, do tuyến tụy giảm lượng insulin. Vì vậy, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên với người bệnh tiểu đường là điều quan trọng để biết mức độ dao động đường huyết có thể sinh biến chứng nguy hiểm.

Tiến hành kiểm tra đường huyết ít nhất sau 3-4 tiếng khi bị cảm cúm. Nếu cảm thấy đường huyết tăng cao, bạn nên gọi điện bác sĩ để nhận lời khuyên có nên dùng thêm insulin hay không.

Người bệnh có thể mua và uống các loại thuốc hạ sốt thông thường. Tuy nhiên, nên hỏi kỹ nhà thuốc, tránh các loại thuốc viên có thành phần làm tăng đường huyết. Đặc biệt là dạng siro ho chứa một lượng đường nhất định, không tốt cho người bệnh tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Trường hợp của anh Vinh, không nên quá lo lắng về tình trạng đường huyết tăng. Anh có thể uống một ly nước ấm hoặc một ly nước gừng không đường để ổn định lại đường huyết. Gừng có tác dụng giải cảm rất tốt.

Chúc anh sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia