Tin tức y tế

Trẻ bị tiểu đường: Cha mẹ cần làm gì để động viên, tiếp sức?

Chuyentieuduong.vn – Trẻ bị tiểu đường, giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Do đó, bệnh phát triển một cách âm thầm và ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của bé. Do đó, điều quan trọng ở đây là bạn có thể hướng dẫn con mình về cách để chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Trẻ em bị tiểu đường type 1 do yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 10 – 20%. Tiểu đường type 2 thường xảy ra ở các bé thừa cân, béo phì. Hoặc có chế độ dinh dưỡng không khoa học.

Dưới đây là một số lời khuyên khi bạn đề cập đến căn bệnh tiểu đường với con mà khiến bé không quá lo lắng.

1. Tiếp thêm kiến thức sức khoẻ cho trẻ bị tiểu đường

Nên trò chuyện với con vào một thời điểm thích hợp, có thể là vào ngày nghỉ, khi con đã gác lại việc học tại lớp. Chuẩn bị tốt kiến thức về bệnh tiểu đường mà bạn muốn chia sẻ cho con.

Nghiên cứu tài liệu kỹ trước khi đề cập với con. Hoặc bạn có thể mời một chuyên gia đến nhà để hỗ trợ bạn. Kết hợp giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể để con có thể hiểu rõ hơn về kiến thức mà bạn truyền đạt.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), cha mẹ nên định hình các vấn đề sức khỏe cho con bằng cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.

Ví dụ, ở độ tuổi 2-6, cha mẹ nên giải thích cho con những điều đơn giản. Chẳng hạn như: “Con bị ốm nhưng con sẽ ổn. Bác sĩ đã kê cho con một số loại thuốc giúp con khỏe lại rồi.”

Độ tuổi 7–11: Cha mẹ có thể giải thích thêm cho con một chút: “Con bị ốm, cụ thể là con bị bệnh tiểu đường. Con có biết bệnh tiểu đường là gì không?

Lúc này, cha mẹ cần giải thích cho trẻ bị tiểu đường bằng những ngôn từ đơn giản như “Bệnh tiểu đường dẫn đến lượng đường trong máu cao”…Tuy nhiên, con có thể yên tâm khi có ba mẹ và bác sĩ luôn ở bên.

cha-me-can-tiep-them-kien-thuc-benh-cho-tre
Cha mẹ cần đề cập với con là bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được

Khi bé ở độ tuổi 12 tuổi trở lên, cha mẹ có thể thẳng thắn hơn khi thảo luận về tình trạng bệnh của con. Bao gồm cả việc điều trị bệnh.

2. Tính đến cách con bạn hiểu và xử lý thông tin

Điều quan trọng là phải thông báo cho trẻ em về bệnh tình của chúng sớm. Qua đó, cho chúng thời gian để hiểu hơn về bệnh tiểu đường. Trả lời một cách trung thực, bằng ngôn từ đơn giản trước những phản ứng của con. Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi cảm xúc của bé, chẳng hạn như: “Tại sao con không thể ăn món này?” và “Tại sao con phải tiêm insulin?”Con có sao không ạ? Con bị ốm lâu nữa không?…” Cùng trẻ tham gia các lớp học kỹ năng về phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

4. Động viên, cổ vũ tinh thần khi trẻ bị tiểu đường

Cha mẹ luôn động viên và cổ vũ tinh thần khi trẻ bị tiểu đường. Tạo điều kiện để con có một môi trường sống và sinh hoạt như bình thường. Tạo được cảm thấy thoải mái nhất cho bé.

Đảm bảo với con bạn rằng mọi thứ sẽ ổn, điều quan trọng nhất cần nói với con bạn là bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát được. Hướng dẫn cho con về cách sử dụng dụng cụ tiểu đường. Bao gồm máy đo, que thử, ống tiêm insulin và thuốc uống. Để xa tầm tay và hướng dẫn bé sử dụng khi cần thiết để phòng tránh tai nạn có thể xảy ra.

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý

Đồng thời, thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. Giáo dục cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân, rời xa các món ăn quá nhiều giàu mỡ, chiên rán…ảnh hưởng nhiều đến chỉ số đường huyết.

Hướng dẫn cho trẻ bị tiểu đường nhận biết lúc đường huyết xuống thấp là mệt mỏi, uể oải, mắt mờ để con báo lại cho bạn ngay. Để thuốc và giấy hướng dẫn sử dụng ở vị trí gần nhất với con. Để chúng chủ động uống khi cảm thấy bất ổn về chỉ số đường huyết và tình trạng sức khỏe cơ thể.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia