Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Chuyentieuduong.vn – Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh tiểu đường không truyền nhiễm nhưng có thể di truyền. Nên khả năng con cái của những người bệnh tiểu đường có khả năng mắc bệnh, dù trước đó chưa có biểu hiện hoặc triệu chứng gì rõ ràng.

Anh Nguyễn Văn Tám (33 tuổi) ở huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi bị bệnh tiểu đường đến năm nay đã là 11 năm. Tôi rất sợ bệnh tiểu đường di truyền nên không dám lấy vợ sinh con, vậy tôi có nên lấy vợ và bệnh tiểu đường có di truyền hay không? Mong Chuyện tiểu đường giải đáp thắc mắc giúp tôi”.

1. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến, do tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin dẫn đến đường huyết tăng cao. Khi thiếu đi insulin mà nồng độ chất béo trong máu cao sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

Khoảng 30%, bố mẹ có tiền sử bệnh tiểu đường truyền lại cho con cái. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi do các yếu tố tác động khác như lối sống và môi trường sống ảnh hưởng.

Do đó, cải thiện bệnh tiểu đường từ đời bố mẹ là tốt hơn hết, quan trọng nhất là cố gắng điều hòa lượng đường huyết bằng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, vì hiện nay, vẫn chưa có biện pháp phòng bệnh tiểu đường do di truyền.

2. Giải pháp cải thiện bệnh tiểu đường

Điểm mấu chốt là người bệnh tiểu đường cần kết hợp các yếu tố sau:

xoa-bop-bam-huyet
Người bệnh tiểu đường cần giữ được tinh thần lạc quan, không chán nản trước bệnh tật

Vận động đều đặn

Vận động đều đặn, thời kỳ dịch bệnh, bạn có thể tập luyện các bài tập đơn giản ngay tại nhà như các bài tập yoga, thiền, squat hoặc hít đất…Tuy nhiên, cần vận động thể lực ở mức độ trung bình,  phù hợp với thể trạng.

Thay đổi chế độ ăn uống

Hạn chế ăn tinh bột và đồ ngọt, người bệnh tiểu đường thường thèm ăn và dung nạp nhiều lượng bột đường dẫn đến đường huyết tăng nhanh, một số người có các biến chứng như mắt mờ, giảm thị lực, khát nước dù uống nhiều, tê bì, đau nhức xương khớp…Bệnh tiểu đường nên ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tăng cường chất xơ, chia nhỏ và cố định giờ ăn.

Thảo dược chữa bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc tây y và thuốc thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như dây thìa canh, giảo cổ lam, ngũ vị tử, khổ qua, sinh địa, cam thảo…đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng, có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, trước khi thực hiện các bài thuốc cải thiện bệnh tiểu đường trong dân gian.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Định kỳ 6 tháng một lần, người bệnh tiểu đường nên đi xét nghiệm máu một lần, để kiểm soát bệnh tiểu đường, từ đó đưa ra pháp đồ điều trị tối ưu nhất.

Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền, tuy nhiên người bệnh đừng vì thế mà bi quan. Đối với những người trẻ, xác suất di truyền rất thấp. Bạn hoàn toàn có thể lập gia đình, cố gắng kiểm soát tốt lượng đường huyết, đi khám định kỳ thường xuyên và quan trọng là cải thiện tâm lý, luôn vui vẻ và lạc quan.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây của Chuyện tiểu đường giúp cho anh Tám yên tâm hơn về tình trạng bệnh của mình.

Chúc anh thật nhiều sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia