Người bệnh tiểu đường cần biết

Những câu hỏi thường gặp của sản phụ bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trong những chứng bệnh nguy hiểm mà sản phụ mang thai mắc trong thời gian mang thai. Những sản phụ đi khám thai đều sẽ mang tâm trạng sợ hãi, khi biết mình mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Họ không biết phải ăn uống, sinh hoạt hàng ngày như thế nào để đảm bảo mẹ tròn con vuông.

Để giải đáp những thắc mắc này của các sản phụ, Chuyện tiểu đường đã có buổi phỏng vấn với bà Lã Ánh Hồng, một chuyên gia bệnh tiểu đường, để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Thưa bà, có nhiều sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ hoang mang không biết nên ăn uống như thế nào để cả mẹ con đều có được sức khỏe tốt. Bà có lời khuyên gì cho họ không?

Sản phụ bị tiểu đường thai kỳ cần phải ăn đầy đủ các chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamins và khoáng chất thích hợp. Sản phụ sẽ không được phép bỏ bữa bởi như vậy vừa ảnh hưởng đến thai nhi, vừa làm tăng các nguy cơ biến chứng đường huyết. Sản phụ sẽ cần phải tham khảo thêm chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ, để giúp bạn xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng hợp lý.

Cách chế biến thực phẩm cũng cần được thay đổi cho phù hợp, bởi một loại thực phẩm khi chế biến theo cách khác nhau sẽ có chỉ số đường huyết không giống nhau. Ví dụ như: ngô luộc chỉ có chỉ số đường huyết là 33 nhưng khi thành ngô rang, ngô nướng thì chỉ số đường huyết lên đến 99.

Các sản phụ nên lựa chọn cách chế biến qua các món luộc, hấp, hầm… tránh xa việc sử dụng nhiều các món chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối không nên ăn bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga.

Sản phụ bị tiểu đường thai kỳ

2. Ngoài việc ăn uống, bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có cần thay đổi gì trong nếp sinh hoạt hàng ngày?

Sản phụ bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai cần lưu tâm đến hai vấn đề chính:

Thứ nhất là vấn đề kiểm tra đường huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho sản phụ tự kiểm tra đường huyết và ghi nhận kết quả hàng ngày:

Kiểm tra đường huyết 4 lần/ngày.

+ Trước bữa sáng chỉ số an toàn dưới 100mg/dL.

+ Hai giờ sau bữa sáng chỉ số an toàn dưới 120mg/dL.

+ Hai giờ sau bữa trưa chỉ số an toàn dưới 120mg/dL.

+ Hai giờ sau bữa tối chỉ số an toàn dưới 120mg/dL.

Kết quả hàng ngày phải được ghi nhân đầy đủ, vào một bảng theo dõi theo ngày và mang theo bảng này khi đi khám bệnh.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Thứ hai là vấn đề luyện tập trong thời gian bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Hoạt động thế chất là một phần không thể thiếu trong việc giảm các biến chứng của tiểu đường thai kỳ.

Tập luyện giúp giảm đường huyết bằng cách kích thích cơ thể vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng độ nhảy cảm của tế bào với insulin, giảm các triệu chứng đau lưng, tê bì chân tay giúp chuyển dạ dễ hơn.

Các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, tập yoga cho bà bầu, giúp các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các công việc nhà như rửa bát, lau nhà, nấu ăn, làm vườn, có thể thực hiện ở mức vừa phải, cũng coi như là hoạt động thể dục thể thao.

3. Liệu tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi và phải làm sao để giảm thiểu mối nguy đến đứa trẻ?

Các sản phụ đừng qua lo lắng về vấn đề thai nhi, bởi chỉ cần tuân thủ đúng phương pháp điều trị, các đứa trẻ sinh ra đều có thể khỏe mạnh.

Thời gian 2-3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi một cách thường xuyên hơn. Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 32, bác sĩ sẽ theo dõi tim thai và kiểm tra siêu âm định kỳ sự phát triển thể chất của thai nhi.

Nếu sản phụ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, hoặc có bất kỳ nguy cơ biến chứng tiểu đường nào sẽ phải dùng thuốc. Nếu các chỉ số đường huyết của sản phụ tốt, phương án sinh hoạt theo cách cũ vẫn sẽ được duy trì.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Tiểu đường thai kỳ thường sẽ tự khỏi sau khi sinh. Sản phụ cần làm một số thí nghiệm trong sáu tuần đầu sau khi sinh, để biết mình có bị tiểu đường nữa hay không.

Nếu kết quả kiểm tra là không, sản phụ có thể nuôi con bằng sữa mẹ, đây là biện pháp giúp tăng trưởng lành mạnh cho sự phát tiển của đứa trẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này cho bà mẹ.

Xin cảm ơn bà đã chia sẻ!

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia