Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Hạ đường huyết có liên quan đến rượu bia

Chuyentieuduong.vn – Tình trạng hạ đường huyết ngay lúc ngủ sau uống rượu khiến người nhà lầm tưởng bệnh nhân ngủ nên bỏ qua. Đến khi được phát hiện thì bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê.

Bác Nguyễn Thành Nam (45 tuổi) ở huyện Ba Bể, Bắc Kạn gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi bị tiểu đường, lượng đường huyết lúc đói và sau ăn, đo tăng giảm thất thường, đặc biệt là khi uống rượu đường huyết xuống thấp quá. Có hôm tôi chóng mặt, suýt ngất. Nhưng vì thói quen uống rượu từ lâu nên khó bỏ. Từ ngày phát hiện bệnh tiểu đường, tôi đã giảm uống rượu, mỗi ngày chỉ nhâm nhi một ít. Tuy nhiên, vẫn không hiểu lý do tại sao người hay hạ đường huyết lại không nên uống rượu? Có phải do nồng độ cồn cao trong rượu không?”.

Trường hợp của bác Nam, chúng tôi có một số giải đáp sau đây:

1. Hạ đường huyết có liên quan đến rượu bia

Uống rượu bia có thể gây hạ đường huyết. Đối với người lượng đường huyết thấp, không nên uống rượu lúc đói sẽ gây ra một số biến chứng xấu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Rượu làm giảm hoạt động của gan, làm đường không được giải phóng khỏi gan ngay cả khi chỉ số đường huyết giảm, dễ gây tụt đường huyết và trì hoãn sự phục hồi của cơ thể.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Hơn nữa, nếu hoạt động của gan bị ức chế bởi rượu thì các thành phần của thuốc hạ đường huyết có xu hướng bị lưu lại trong cơ thể, không đào thải ra ngoài dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh suy gan, thận. Bị tụt đường huyết xảy ra lúc đói sau khi uống rượu, do cơ thể khi tiếp nhận cồn thấp (khoảng 45mg/dl),đồng thời chất cồn cản trở quá trình tạo mới glucose tại gan.

ha-duong-hyet-khong-nen-uong-ruou-bia
Người hay hạ đường huyết nên hạn chế tối đa rượu bia

2. Nguy kịch vì hạ đường huyết sau khi uống rượu

Ngoài ra, khi bệnh nhân say rượu sẽ thường khó nhận thấy ngay các biểu hiện tụt đường huyết. Trong trường hợp xấu hơn, ngay cả khi bệnh nhân đã bị mất ý thức do tụt đường huyết nhưng người xung quanh có thể sẽ hiểu nhầm rằng bệnh nhân đang say rượu nên không hỗ trợ kịp thời, từ đó có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi phát hiện người thân hạ đường huyết khi uống rượu, cần cho bệnh nhân uống nước dường hay ăn một bát cháo loãng để bổ sung dự trữ glycogen cho đến khi lượng glucose được phục hồi bình thường trở lại. Phái mạnh có tiền sử hay tụt huyết áp nên ăn nhiều thức ăn trong lúc uống rượu nếu bắt buộc phải dùng tới rượu bia. Nếu không, cần hạn chế đến mức tối đa đối với rượu bia.

Một tuần nên giảm dần lượng rượu bia, xuống 1-2 ly nhỏ mỗi ngày, uống trong 5 ngày. Không uống rượu bia khi quá đói, không dùng thuốc hạ đường huyết khi đã uống rượu bia. Người bị tiểu đường type 1, đang tiêm insulin nhớ phải theo dõi lượng đường huyết để bổ sung thêm tinh bột, tránh tình trạng tụt đường huyết lúc ngủ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bác Nam sẽ hạn chế uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe cũng như hạn chế được tình trạng hạ đường huyết.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia