Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Bị tiểu đường nước tiểu có vị ngọt không?

Chuyentieuduong.vn – Nước tiểu có mùi và vị ngọt khi cơ thể đào thải hóa chất vào nước tiểu. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Vậy liệu bị tiểu đường nước tiểu có vị ngọt không? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết.

1. Bị tiểu đường nước tiểu có vị ngọt không?

Nếu bạn bị tiểu đường và nhận thấy nước tiểu có mùi hoặc vị ngọt thì đây có thể là tình trạng cơ thể đang cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu và thải glucose qua nước tiểu.

Bị tiểu đường nước tiểu có vị ngọt không? Câu trả lời là có. Hiện tượng nước tiểu có vị ngọt xảy ra khi lượng đường trong máu tăng quá cao. Bệnh tiểu đường có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu.

2. Nguyên nhân dẫn đến nước tiểu có vị ngọt

2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng tiểu) là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn thường liên quan đến đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo.

nhiem-trung-duong-tiet-nieu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu là nóng rát – đau khi đi tiểu, tiểu liên tục, nước tiểu có màu vàng đục, có vị ngọt và nồng. Để điều trị nhiễm trùng đường niệu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh và các triệu chứng của bệnh sẽ hết khoảng vài ngày sau đó.

2.2. Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA) xảy ra khi cơ thể không có đủ glucose và phải đốt cháy chất béo để tạo năng lượng. Quá trình đốt cháy chất béo giải phóng ceton, chất béo này tích tụ lại trong máu và tăng tính axit. Nhiễm toan ceton có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được điều trị.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Tình trạng này được chẩn đoán bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra hơi thở hoặc sử dụng que thử xeton.

tam-hong-phuc

2.3. Rối loạn chuyển hóa

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng các rối loạn chuyển hóa (ảnh hưởng đến khả năng cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng), cũng tác động đến mùi vị nước tiểu. Phổ biến nhất là bệnh nước tiểu si rô lá phong – thiếu hụt các enzyme cần thiết để phá vỡ một số axit amin, làm nước tiểu có vị ngọt như caramen hoặc siro phong.

Bên cạnh đó, ở phụ nữ mang thai, thận bị thay đổi cách thức lọc máu dẫn đến nước tiểu cũng có vị ngọt. Thai phụ cần đi xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán chính xác mình có bị tiểu đường hay không.

3. Chẩn đoán nước tiểu có vị ngọt

nuoc-tieu-ngot
Bị tiểu đường nước tiểu có vị ngọt không?

Để trả lời chính xác cho câu hỏi “Bị tiểu đường nước tiểu có vị ngọt không?”, bạn cần thực hiện một trong số những biện pháp chẩn đoán dưới đây:

– Que thử xeto

– Xét nghiệm phân tích nước tiểu

– Xét nghiệm máu bằng cách đo lượng beta-hydroxybutyrate trong máu.

– Máy đo hơi thở

Thuốc để làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng nước tiểu có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã thử dùng một loại thuốc và nhận thấy nước tiểu giảm mùi  hôi và vị ngọt, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

4. Điều trị nước tiểu có vị ngọt như thế nào?

che-do-an
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và bổ sung axit amin

Phương pháp điều trị nước tiểu có vị ngọt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

– Thuốc kháng sinh và các loại thuốc kê đơn khác có thể là liệu trình điều trị tốt nhất cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Liệu pháp insulin là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh tiểu đường bị nhiễm toan ceton.

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và bổ sung axit amin là một phương pháp điều trị thành công bệnh nước tiểu có vị ngọt, vị siro phong.

Kiểm soát ảnh hưởng bệnh tiểu đường là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm toan ceton do tiểu đường.

Vậy là chúng ta đã làm rõ vấn đề bị tiểu đường nước tiểu có vị ngọt không. Để biết chính xác hơn nguyên nhân gây nên hiện tượng nước tiểu ngọt, bạn nên đi xét nghiệm nước tiểu và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nước tiểu có đường có nguy hiểm không? Dấu hiệu của bệnh gì?

>>> Bệnh tiểu đường nguyên nhân từ đâu?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia