Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết Tin tức y tế

Ăn mặn có bị tiểu đường không?

Chuyentieuduong.vn – Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tim mạch, huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, một số người cho rằng, ăn mặn dẫn đến bệnh tiểu đường. Vậy “ăn mặn có bị tiểu đường không?”. Hãy cùng Chuyện tiểu đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ăn mặn có bị tiểu đường không?

Muối là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, muối còn vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng nước bên trong tế bào và trong lòng mạch máu. Muối giúp duy trì áp lực thẩm thấu lên thành mạch, điều hoà thể tích máu và huyết áp.

Vậy ăn mặn có bị tiểu đường không. Trên thực tế, muối không phải là gia vị ảnh hưởng chính đến chỉ số đường huyết trong máu và việc ăn mặn không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, muối và bệnh tiểu đường có mối liên hệ đặc biệt.

Lượng natri mà chúng ta hấp thụ từ lượng muối ăn hàng ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng huyết áp, dẫn đến giữ nước, tăng cân và gây ra tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi gam muối bổ sung mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Và những người tiêu thụ muối cao hơn 7,9g/ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 58% so với những người nạp dưới 2,4g/ngày.

2. Ăn nhiều muối gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường

Ăn mặn là một trong những nguyên nhân nhân dẫn đến huyết áp cao

Ngoài thắc mắc “Ăn mặn có bị tiểu đường không?” sẽ có nhiều người đặt câu hỏi liệu ăn mặn còn dẫn đến những bệnh lý gì khác?

Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. Mà ăn mặn là một trong những nguyên nhân nhân dẫn đến huyết áp cao.

Ăn mặn (ăn nhiều muối) có thể gây ung thư dạ dày vì muối kích hoạt niêm mạc dạ dày, yếu tố làm cho dạ dày trở thành môi trường dễ bị lây nhiễm vi trùng Helicobacter Pylori. Vi trùng này chính là thủ phạm gây bệnh viêm dạ dày và làm gia tăng 15% nguy cơ phát triển thành ung thư.

3. Người bệnh tiểu đường ăn lượng muối bao nhiêu là đủ?

Người bệnh tiểu đường cần sử dụng muối một cách hợp lý, mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ 4-6g. Đối với người cao huyết áp thì chỉ nên dùng 2-4g muối. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người trưởng thành, mỗi ngày không nên ăn quá 6g muối. Trẻ em, người già và phụ nữ mang thai nên dùng muối với tỷ lệ thấp hơn.

Người bệnh tiểu đường cần sử dụng muối một cách hợp lý

4. Hạn chế lượng muối như thế nào?

Sau đây là một số mẹo giúp giảm lượng muối ăn trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường:

Bệnh nhân tiểu đường nên điểu chỉnh dần cách chế biến món ăn và dùng lượng muối vừa đủ. 

– Tập ăn nhạt từ từ để giảm dần lượng muối. Pha loãng nước chấm trong các bữa ăn

– Hạn chế các độ ăn chế biến sẵn có nhiều muối như cà, dưa chua và các thức ăn nhanh có nhiều muối.

– Không nên lạm dụng muối để bảo quản thực phẩm, thay vào đó dùng các loại thực phẩm tươi sống.

Mẹo giúp giảm lượng muối ăn trong bữa ăn hàng ngày là gì?

– Khi nấu ăn bạn nên cho muối vào sau cùng, để món ăn có cảm giác mặn hơn, nhờ đó lượng muối đưa vào cơ thể cũng ít hơn.

– Từ bỏ thói quen dự trữ các thực phẩm mặn khô và mắm ở trong nhà. 

– Thực hiện các công thức nấu ăn lành mạnh, ít muối nhất có thể. 

– Quan sát bao bì sản phẩm để biết lượng muối là bao nhiêu trong các thực phẩm chế biến sẵn.

– Thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác để tăng thêm hương vị.

– Thay vì mua thực phẩm chế biến nấu ăn từ đầu. Sử dụng trái cây, rau, sữa, khoai tây, gạo và đậu, thường ít muối hơn.

5. Các loại thực phẩm chứa nhiều muối

– Thực phẩm chế biến sẵn

– Đồ ăn nhẹ có muối (khoai tây chiên, bỏng ngô, bánh quy)

– Thịt viên chiên, tương cà

– Phô mai

– Cá cơm

– Súp cua ăn liền

– Bánh mì sandwich

– Dưa chua, cà muối

Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Ăn mặn có bị tiểu đường không?”. Mong rằng qua những chia sẻ này giúp người bệnh tiểu đường biết mình nên ăn bao nhiêu lượng muối mỗi ngày, cách giảm lượng muối và những lưu ý khi sử dụng muối trong chế biến món ăn.

Có thể bạn quan tâm:

>>> 10 Bài tập Thể Dục Hạ Đường Huyết ai cũng có thể thực hiện

>>> Cơ chế đái tháo đường phát sinh trong cơ thể như thế nào?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia