Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Nước tiểu có đường có nguy hiểm không? Dấu hiệu của bệnh gì?

Chuyentieuduong.vn – Nước tiểu là một sản phẩm bài tiết của cơ thể, vậy nên thông qua biểu hiện bất thường của dung dịch này, chúng ta có thể nhận biết được một số bệnh lý. Vậy nước tiểu có đường có nguy hiểm không? Đó là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Đường trong nước tiểu

Đường thường được lọc qua máu và một số bộ phận khác để hấp thụ vào cơ thể. Khi lượng đường dư thừa chúng sẽ hòa vào chất lỏng bài tiết ra từ cơ thể, tập hợp ở bàng quang thành nước tiểu đi ra ngoài. 

Việc đường xuất hiện trong nước tiểu phần lớn nguyên nhân là do cơ thể bị thừa đường hoặc cá nhân mắc bệnh về nội tiết tốt khiến cơ thể không thể lọc đường bình thường. Nhiều trường hợp khác là do sức khỏe khiến hạn mức đường hấp thụ trong cơ thể bị giảm xuống, tạo ra đường thừa. Đường trong nước tiểu có thể được xác định bằng các xét nghiệm ở cơ sở y tế hoặc que thử.

nuoc-tieu
Đường có rất ít hoặc gần như không có trong nước tiểu

2. Nước tiểu có đường có nguy hiểm không?

Ở người bình thường, lượng đường trong nước tiểu là rất thấp, thậm chí không có. Vậy nên, nếu tình trạng nước tiểu của bạn có nhiều đường, chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì đó. 

Nếu lượng đường trong nước tiểu của bạn cao bất thường trong một thời gian ngắn, thì đó là vấn đề đường niệu, liên quan đến việc đột nhiên hấp thụ nhiều đường. Ngược lại, mức đường trong nước tiểu cao kéo dài thì đó chính là dấu hiệu của bệnh. Đó thường là các bệnh về nội tiết hoặc bệnh liên quan đến trao đổi chất, hệ bài tiết.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

3. Nước tiểu có đường là dấu hiệu của bệnh gì?

Đường bị vượt hạn mức, bài tiết vào nước tiểu là dấu hiệu của không ít những bệnh nguy hiểm và mãn tính. Cụ thể, chúng ta cần đề phòng những vấn đề sau:

dau-hieu-benh-tieu-duong

3.1. Bệnh tiểu đường

Khi nói đến việc nước tiểu có đường có nguy hiểm không, hầu hết ai cũng bảo nguy hiểm. Vì điều đầu tiên họ nghĩ đến là bệnh tiểu đường. Tiểu đường hay chính xác hơn là bệnh đái tháo đường. 

Căn bệnh này là một dạng rối loạn nội tiết nguy hiểm khi cơ thể không tiết hoặc đề kháng với insulin. Insulin là một loại hooc môn tiêu thụ đường trong cơ thể. Khi không có loại hooc môn này, đường vào cơ thể không được thanh lọc, tồn tại với một lượng lớn trong máu, từ đó gây ra nhiều bệnh lý và biến chứng phức tạp. Vì đường trong máu cao, có thể tàn dư vào nước tiểu, vậy nên đây là một dấu hiệu nhận biết.

3.2. Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là tình trạng trong máu có lượng đường cao hơn bình thường nhưng chưa vượt mức cho phép để chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Điều này cũng khiến đường bị bài tiết ra nước tiểu. Dấu hiệu đó cảnh báo bạn cần chủ động phòng bệnh tiểu đường.

nuoc-tieu-co-duong
Nước tiểu có đường phần lớn là dấu hiệu bệnh đái tháo đường

3.3 Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trạng thái nhất thời và sẽ hồi phục sau khi chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu hỏi  nước tiểu có đường có nguy hiểm không thì trong trường hợp này vẫn là có. Tiểu đường thai kỳ nếu không điều trị cẩn thận có thể để lại di truyền cho trẻ hoặc di chứng kéo dài cho bản thân mẹ. Nếu tình trạng này xảy ra, kể cả sau khi chuyển dạ, mẹ bầu vẫn không thể khỏi bệnh tiểu đường hoàn toàn.

3.4. Tăng đường huyết

Nói một cách đơn giản thì đây là tình trạng đường trong máu tăng cao, dẫn đến có lượng đường trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì không hề đơn giản như vậy. Đây là một tiền đề dẫn đến các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, rối loạn nội tiết, thận,…

3.5. Đường niệu

Đường niệu là tình trạng khá lành tính. Theo đó, cơ chế lọc của thận cho phép đường đi qua nước tiểu. Tình trạng này thường là do di truyền.

3.6. Các vấn đề về thận

Thận gặp vấn đề dẫn đến việc nước tiểu còn tàn dư nhiều đường. Vậy nên nước tiểu có đường sẽ cảnh báo cho bạn rằng nên đi khám thận. Đó có thể là vấn đề thận hư, hoặc những ai mới cấy ghép thận sẽ gặp tình trạng này.

van-de-ve-than
Các vấn đề về thận cũng có thể gây tăng đường trong nước tiểu

4. Làm thế nào để thay đổi lượng đường trong nước tiểu?

Lượng đường trong nước tiểu trên thực tế chỉ là một dấu hiệu gián tiếp quyết định các bệnh lý trên. Về căn bản, vẫn cần có những xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, bạn phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. 

Trong trường hợp nguyên nhân là nhất thời, lành tính, không nguy hiểm thì giải pháp ở đây là thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thường xuyên và đều đặn. Hạn chế ăn đường hay thực phẩm nhiều đường, đồng thời thay thế đường nhân tạo bằng được tự nhiên hoặc được đặc chế, đường ăn kiêng.


Theo dõi cơ thể thường xuyên và chú ý những biểu hiện bất thường là luôn cần thiết. Nước tiểu có đường có nguy hiểm không đôi khi phụ thuộc và nhận thức của bạn. Nếu phát hiện và khắc phục kịp thời, bạn vừa đảm bảo được sức khỏe, vừa phòng chống được bệnh tật. Hãy luôn đề cao sức khỏe bằng cách trang bị thông tin y tế bổ ích cùng Chuyện tiểu đường!


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Hướng dẫn chế độ ăn cho người Đái Tháo Đường

>>> Tiểu đường tuýp 2 có nặng không?

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia