Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Tiểu đường có uống nước mía được không?

Chuyentieuduong.vn –Uống nước mía có ảnh hưởng đến chỉ số đường số đường huyết như thế nào? Người bị tiểu đường có uống nước mía được không?

Anh Hoàng Văn Trung (36 tuổi ở huyện Bình Lục, Hà Nam) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi bị tiểu đường nhưng rất thích đồ ngọt, cụ thể là nước mía. Vậy, Chuyện tiểu đường cho tôi hỏi: Người bệnh tiểu đường có uống nước mía được không?”.

Trường hợp anh Trung, chuyên gia của chúng tôi có một số giải đáp sau:

1. Nước mía ảnh hưởng thế nào với người bệnh tiểu đường

Nước mía là loại nước giải khát được yêu thích vào ngày hè. Nước mía thường được người bán hàng thêm một lát chanh hoặc ít muối hạt để tăng thêm hương vị. Mía là nguyên liệu nguyên chất để làm đường nâu, mật mía, đường thốt nốt và rượu mía. Y học cổ truyền, nước mía có thể cải thiện được chức năng của gan, thận.

Nước mía giàu các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khoẻ bao gồm phenolic và flavonoid. Vì không được chế biến như các loại nước ép phải thêm đường khác, nên nước mía vẫn giữ được lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

2. Tiểu đường có uống nước mía được không?

Người bệnh tiểu đường có thể uống nước mía. Trong nước mía có khoảng 70–75% nước, khoảng 10-15% chất xơ và 13–15% đường.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống 1-2 cốc nước mía mỗi tuần và sau khi uống nước mía nên giảm lượng thức ăn cần tiêu thụ. Nếu thấy chỉ số đường huyết tăng sau khi uống nước mía, bạn nên hạn chế loại nước uống này.

Nước mía giúp khôi phục năng lượng dự trữ trong cơ bắp khi bạn tập thể dục. Tuy nhiên, một vài trường hợp nước mía có thể làm tăng lượng đường trong máu của các vận động viên khi tập luyện.

>>> Tiểu đường 10 chấm đã nặng chưa? Làm thế nào để hạ đường huyết?

>>>Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

mia-va-nuoc-mia
Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống 1-2 cốc nước mía mỗi tuần

Nước mía có chứa lượng lớn chất điện giải. Trong một nghiên cứu ở 15 vận động viên đạp xe, lượng chất điện giải trong nước mía đã được chứng minh đem lại hiệu quả trong việc cải thiện hiệu suất tập luyện và bù nước của các vận động viên.

3. Lưu ý khi sử dụng nước mía

Mặc dù cung cấp một số chất dinh dưỡng nhưng nước mía vẫn chứa một lượng đường nhất định, một cốc nước mía chứa khoảng 50 gam đường (tương đương với 12 muỗng cà phê). Do đó, nước mía có thể tác động đến lượng đường trong máu của bạn ở một mức độ nhất định.

HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

So với các loại đồ uống có đường khác, nước mía là một lựa chọn không tồi. Các hợp chất chiết xuất từ nước mía có lượng lớn chất chống oxy hóa polyphenol giúp các tế bào tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn các loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp đến trung bình như xoài, dứa, đu đủ, cam… đan xen với việc uống nước mía để không tác động đến chỉ số đường huyết. Các loại trà thảo mộc cũng là lựa chọn tốt nhất dành cho người bệnh tiểu đường.

tam-hong-phuc

DS Ánh Hồng- chuyentieuduong.vn

Dược sĩ Lã Ánh Hồng

Tốt nghiệp Đại học Dược năm 2010, dược sĩ Lã Ánh Hồng là người có nhiều năm tiếp xúc với người bệnh Đái Tháo Đường.

Hiện chị đang công tác tại Dược phẩm Tâm Hồng Phúc, và là người cố vấn nội dung cho website chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia