Người bệnh tiểu đường cần biết

Điều trị đau chân, chuột rút ở người bệnh tiểu đường

Chuyetieuduong.vn – Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một số biến chứng, trong đó có biến chứng liên quan dây thần kinh. Đau chân và chuột rút thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Kiểm soát đau chân và chuột rút giúp cải thiện bệnh và ổn định chất lượng cuộc sống của bạn.

1. Biến chứng dây thần kinh ngoại biên gây đau chân, chuột rút ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường làm tổn thương các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân, gọi là biến chứng dây thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân do lượng đường trong máu trong một thời gian dài ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Đau, rát, ngứa ran và tê là ​​những triệu chứng thường gặp. Phát hiện sớm tổn thương dây thần kinh là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các triệu chứng, đặc biệt là trường hợp hoại tử và phải cắt cụt chân ở người bệnh tiểu đường.

Tổn thương thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường thường gặp nhất ở bàn chân. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời và dùng thuốc hỗ trợ kiểm soát các cơn đau sẽ dẫn đến biến chứng.

Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sử dụng thuốc điều trị Acetaminophen và Ibuprofen. Hai loại thuốc này đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị bệnh thần kinh ngoại vi do tiểu đường và có tác dụng giảm đau tốt.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

2. Các loại thuốc điều trị biến chứng bệnh tiểu đường

Các loại thuốc điều trị khác bao gồm: Opioid, Tramadol, Tapentadol và các loại thuốc bôi, thuốc xịt.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để giúp giảm đau. Hạn chế tình trạng chuột rút ở bàn chân liên quan đến bệnh tiểu đường.

Một số chất dinh dưỡng có thể đóng một vai trò trong việc cải thiện và bảo vệ các mô thần kinh. Các chất bổ sung giúp điều trị bệnh thần kinh do tiểu đường là Axit alpha-lipoic (ALA), Acetyl-L-carnitine, Vitamin B-12, Vitamin D.

ALA là một chất chống oxy hóa giúp cải thiện bệnh tiểu đường. Và được tìm thấy trong một số thực phẩm như bông cải xanh và cà rốt. ALA cũng có sẵn dưới dạng chất bổ sung dạng siro. Những người bị bệnh tiểu đường dùng ALA để giảm đau và ngăn ngừa tổn thương thần kinh.

tam-hong-phuc

Acetyl-L-carnitine giúp các tế bào thần kinh khỏe mạnh. Tuy nhiên, hợp chất này gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu. Một nghiên cứu cho thấy Acetyl-L-carnitine có lợi trong việc giảm đau ở những người bị bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường.

Vitamin B-12 có trong thịt và cá giúp hỗ trợ các tế bào hồng cầu. Ngăn ngừa tổn thương ở các tế bào thần kinh.

Metformin là một loại thuốc phổ biến được sử dụng với bệnh tiểu đường type 2. Có thể làm giảm mức vitamin B-12 của cơ thể. Sự thiếu hụt B-12 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc Metformin.

dau-chan-nong-rat
Thường xuyên bị chuột rút hoặc đau nhức có thể cho thấy bệnh thần kinh do tiểu đường đang ngày càng trầm trọng

Vitamin D cũng giúp hỗ trợ các dây thần kinh hoạt động khỏe mạnh.Giảm sưng tấy dẫn đến đau chân.

3. Lưu ý về chế độ ăn uống

Đối với bệnh tiểu đường, một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Giảm biến chứng dây thần kinh ngoại biên. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để điều trị đau chân do tiểu đường.

Kiểm soát chứng đau chân và chuột rút do tiểu đường với phương pháp vật lý trị liệu. Bạn có thể học các bài tập để giảm bớt chứng đau nhức, tê buốt ở lòng bàn chân.

Các phương pháp điều trị tiềm năng khác bao gồm kích thích thần kinh bằng điện và liệu pháp ánh sáng có thể được sử dụng trong quá trình vật lý trị liệu.

Châm cứu là một phương pháp điều trị tiềm năng khác đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng về bệnh tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Người bệnh tiểu đường có thể vận động đơn giản như: Đi bộ ngắn, ngâm chân trong nước ấm và thường theo dõi tình trạng bàn chân.

Tình trạng chuột rút hoặc đau nhức thường xuyên cho thấy bệnh thần kinh do tiểu đường đang ngày càng trầm trọng. Ngay cả khi đau chân nhẹ và chuột rút. Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ, vì đây có thể là các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi (PAD).

Bệnh tiểu đường khiến bạn có nguy cơ mắc PAD cao hơn. Đây là một tình trạng nghiêm trọng đặc trưng bởi các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn.

PAD cũng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Hầu hết người bệnh không nhận ra họ bị PAD vì các triệu chứng thường không rõ ràng.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia