Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Đường huyết ổn định, bệnh nhân dừng thuốc tiểu đường được không?

Chuyentieuduong.vn – Khi thấy đường huyết ổn định, người bệnh tiểu đường thường cho rằng, bệnh tình đã giảm, họ dừng thuốc tiểu đường mà không theo chỉ định của bác sĩ. Vậy, người bệnh tiểu đường ngưng dùng thuốc khi đường huyết ổn định có được không? Nếu không dùng thuốc đều có nguy hiểm không? Cùng Chuyện tiểu đường đi tìm câu trả lời.

Bác Hoàng Thị Hòa (60 tuổi, ở huyện Tân Yên, Bắc Giang) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi bị bệnh tiểu đường 2 năm nay, lúc đầu tôi uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, tôi đã ngưng uống thuốc 9 tháng nay và thấy chỉ số đường huyết ổn định lại. Vậy Chuyện tiểu đường cho tôi hỏi: “Người bệnh tiểu đường ngưng dùng thuốc khi thấy đường huyết ổn định có được không?”.

Trường hợp của bác Hòa, chúng tôi có một số giải đáp dưới đây:

1. Khi nào nên dừng thuốc tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ giữ cho lượng đường trong máu bình thường, nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Việc dừng thuốc tiểu đường có mặt lợi cũng có mặt hại. Dùng thuốc đều đặn và đúng liều lượng giúp cải thiện bệnh và phòng ngừa biến chứng xấu. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều hoặc tạm ngưng dùng thuốc hạ đường huyết khi chỉ số đường huyết ổn định.

Chỉ số đường huyết ổn định là HbA1c < 6,5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol /L, chỉ số đường huyết sau ăn 2h < 7,8 mmol / l, trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng liên tục.

Người bệnh gặp tác dụng phụ dù đã uống thuốc đúng liều lượng. Ngoài ra, nếu người bệnh thường xuyên bị hạ đường huyết, gặp các biểu hiện như vã mồ hôi, run, đói, mệt, hoa mắt, đau đầu, khát nước, chân tay tê bì… có thể yêu cầu bác sĩ giảm liều hoặc tạm ngưng dùng thuốc.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

do-duong-huyet-sau-dung-thuoc
Người bệnh tiểu đường nên tránh việc tự ngưng dùng thuốc khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm

2. Một số lưu ý khi dùng thuốc tiểu đường

Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng thuốc có tác dụng gây hạ đường huyết nếu trước khi uống hay tiêm insulin mà đo thấy chỉ số đường huyết thấp. Vì khi đường huyết quá thấp, uống thuốc hạ đường huyết sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.

Sau quá trình dùng thuốc điều trị, đường huyết của người bệnh tiểu đường có thể trở về ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết ổn định còn nhờ vào quá trình ăn uống, tập luyện một cách khoa học và dùng thuốc đều. Do đó, nếu bác sĩ yêu cầu ngưng dừng thuốc, người bệnh mới nên dừng, để tránh tình trạng đường huyết tăng giảm bất thường trở lại.

3. Theo dõi đường huyết sau khi dừng thuốc tiểu đường

Mặc dù ngưng dùng thuốc, đường máu về mức an toàn, nhưng người bệnh tiểu đường vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng, vận động hợp lý, thường xuyên theo dõi đường huyết lúc đói và kiểm tra sức khỏe định kỳ, để phòng ngừa tình trạng tái phát bệnh.

Người bệnh tiểu đường nên tránh việc tự ngưng dùng thuốc khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm, vì các triệu chứng không thể phản ánh hết được tình trạng bệnh. Ngưng dùng thuốc một thời gian dài sẽ nguy hiểm khi không phát hiện kịp các biến chứng sớm.

Khi dùng thuốc, người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc lâu không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Nên thực tế, một số trường hợp người bệnh không hẳn là phải dùng suốt đời mà có thể giảm liều hoặc hoặc hạn chế tối đa việc dùng thuốc khi người bệnh thay đổi lối sống lành mạnh kết hợp với theo dõi, kiểm soát chỉ số đường huyết thường xuyên.

Trên đây là những chia sẻ về việc dùng thuốc tiểu đường, mong bác Hòa có thể theo dõi thêm chỉ số đường huyết, tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc có nên ngưng dùng thuốc hay không.

Chúc bác thật nhiều sức khỏe!

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia