Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Nỗi khổ “một cổ hai tròng”: Mắc cả bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ, phải làm sao?

Bác Nguyễn Thị Trinh (45 tuổi, Lam Sơn, Thanh Hóa) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

Tôi bị gan nhiễm mỡ đã 5 năm nay, khoảng 4 tháng trước tôi có đi khám, bác sĩ bảo tôi bị tiểu đường tuýp 2. Tôi muốn hỏi bị gan nhiễm mỡ có phải là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường hay không? Tôi phải ăn uống thế nào để có thể điều trị tốt cả hai bệnh cùng 1 lúc?”.

Chào bác Trinh, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường, xin được trả lời bác như sau:

Bệnh tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, gây ra tình trạng tuyến tụy giảm tiết insulin. Gan nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa mỡ trong gan, gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải của gan.

Gan nhiễm mỡ là một bệnh mãn tính kéo dài, làm giảm chức năng gan, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo phì, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất béo.

Hiện nay, thế giới chưa có tài liệu nào khẳng định 100% rằng bệnh gan nhiễm mỡ dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường, tỷ lệ người mắc gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cao hơn gấp đôi so với người mắc bệnh cùng loại.

Gan nhiễm mỡ sẽ khiến cho các chất béo trong cơ thể không được chuyển hóa tốt. Lượng LDL cholesterol tăng và giảm các HDL cholesterol trong gan sẽ làm tăng đề kháng insulin. Người bệnh bị kháng insulin trong một thời gian dài sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng gan nhiễm mỡ, nặng hơn sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Bệnh tiểu đường làm đường huyết trong máu tăng cao, ngăn cản quá trình phân hủy các cholesterol của gan, khiến gan lâu dần bị tích tụ mỡ nhiều hơn.

Cả 2 bệnh cùng xuất hiện sẽ làm rối loạn hoạt động của cơ thể tạo ra vòng xoáy bệnh tật không có lối thoát. Bệnh gan nhiễm mỡ sẽ làm gia tăng nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường đến tim mạch, do gây ra rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và tiểu đường cao hơn nhiều người khác. Chất béo trong cơ thể dự trữ chủ yếu dưới da và gan, nhưng khi da không tích trữ được chất béo, thì khả năng lớn cơ thể sẽ chuyển chất béo dư thừa này đến gan và tim. Bệnh tiểu đường sẽ làm tổn thương da khiến teo các mô mỡ dưới da.

Bác đã mắc cả hai bệnh này thì cần điều chỉnh lại cả các chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống để không bị các biến chứng nguy hiểm.

Các thực phẩm quá ngọt làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và tăng đường huyết

Khi bạn kết hợp chất béo, protein và carbohydrate tốt trong cả bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, lượng đường trong máu và lượng mỡ trong gan sẽ không vọt lên mức nguy hiểm cần kiểm soát.

Protein và chất béo tốt nhất nên lấy từ rau củ quả như bơ, đậu, đậu nành, dầu thực vật, dầu ô liu, giúp giảm cholesterol của bác. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt rất cần thiết trong việc phát triển một chế độ ăn uống lành mạnh.

Cá và gia cầm cũng là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 tốt để bảo vệ tim mạch, tăng cường các cholesterol tốt cho cơ thể, nạp đủ năng lượng làm việc mà không gây ra hiện tượng tăng đường huyết cao hay tăng mỡ máu.

Các thực phẩm chế biến sẵn nên loại bỏ ngay khỏi bữa ăn, bởi chúng quá nhiều muối hoặc các chất phụ gia thực phẩm. Việc ăn một quả táo sẽ tốt hơn là bác uống nước ép táo, bởi cơ thể sẽ phản ứng tốt hơn với các thực phẩm tươi sống.

Tập thể dục sẽ làm cho người mắc bệnh tiểu đường nhạy cảm hơn với insulin của chính mình. Chương trình tập thể dục có thể đa dạng các bài tập như từ đạp xe, tập aerobic, dưỡng sinh hay đi bộ, hoặc người tập có thể chọn một trong các bài trên để tập thường xuyên mỗi ngày.

Người bệnh tiểu đường cần có sự chăm sóc của cả gia đình

Bác cần chuẩn bị tâm lý sẵn bởi bệnh tiểu đường hay bệnh gan nhiễm mỡ đều cần điều trị trong thời gian dài. Tâm lý thoải mái khi sống chung với bệnh tật cũng là một liều thuốc quan trọng giúp chiến thắng bệnh tật.

Chuyện tiểu đường hy vọng với câu trả lời trên, bác Trinh đã có thể an tâm hơn và thay đổi lối sống phù hợp để sống tốt cùng hai căn bệnh trên.

Chúc chị có thật nhiều sức khỏe!

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia