Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Một số loại thuốc điều trị tiểu đường bạn cần biết?

Chuyentieuduong.vn – Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc uống và thuốc tiêm insulin để duy trì lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị tiểu đường dành cho người bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Anh Phạm Văn Huấn (38 tuổi, ở huyện Châu Thành, Đồng Nai) gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Tôi bị tiểu đường 3 tháng nay, nhưng vì dịch nên tôi không thể đi khám lại. Tôi muốn mua thuốc uống tại các hiệu thuốc gần nhà. Vậy Chuyện tiểu đường cho tôi hỏi, hiện giờ, có những loại thuốc nào dành cho người bệnh tiểu đường?”.

Trường hợp anh Huấn, chuyên gia Lã Ánh Hồng có một số giải đáp dưới đây:

1. Nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2

1.1. Nhóm biguanide

Bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động thường xuyên và dùng thuốc đều đặn.

Metformin là loại thuốc tiểu đường đầu tiên và hiệu quả nhất. Metformin giúp bệnh nhân tiểu đường sử dụng insulin hiệu quả hơn. Về tác dụng phục đáng chú ý, thuốc Metformin có thể gây buồn nôn và tiêu chảy.

Sulfonylureas giúp tuyến tụy tiết ra nhiều insulin để điều hòa lượng đường huyết. Thuốc Sulfonylureas vẫn tồn tại một số tác dụng phụ khiến lượng đường trong máu xuống thấp và gây tăng cân cho người bệnh tiểu đường.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Thuốc Meglitinides hoạt động với cơ chế tương tự như thuốc Sulfonylureas, nhưng tác dụng nhanh hơn và tác động tuyến tụy sản sinh ra insulin trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng khi người bệnh sử dụng không đúng liều lượng, có thể khiến lượng đường trong máu xuống thấp.

Thiazolidinediones có tác dụng kích thích tế bào beta tuyến tụy giải phóng insulin, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu xuống ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, Thiazolidiones không phải là lựa chọn ưu tiên của người bệnh tiểu đường, do nguy cơ tăng liều dùng có thể dẫn đến hiện tượng suy tim và ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp.

nguoi-benh-do-duong-huyet
Người bệnh tiểu đường type 1 buộc phải dùng thuốc tiêm insulin, vì quá trình dùng thuốc uống không còn phát huy tác dụng

1.2. Nhóm ức chế men DPP4

Chất ức chế Dipeptidyl Peptidase-4 (DPP-4) có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Nhưng thuốc có tác dụng chậm và khả năng gây viêm tụy cấp và đau khớp ở người bệnh tiểu đường cao.

Thuốc chất chủ vận thụ thể Peptide-1 (GLP-1) giống glucagon giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và tác dụng điều chỉnh cân nặng cho người bệnh tiểu đường.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho rằng, những người bị bệnh thận mãn tính (CKD), bị suy tim và bị xơ vữa động mạch chủ (ASCVD) nên ưu tiên sử dụng Peptide-1. Tác dụng phụ của loại thuốc điều trị tiểu đường này là gây buồn nôn, tiêu chảy.

1.3. Nhóm ức chế kênh SGLT2

Chất ức chế vận chuyển Natri-glucose 2 (SGLT 2) giúp ngăn cản thận tái hấp thụ đường vào máu. Theo đó, đường được bài tiết qua nước tiểu. Chất ức chế vận chuyển Natri-glucose 2 là một trong những loại thuốc tiểu đường mới nhất trên thị trường.

Giống như các chất chủ vận thụ thể GLP-1, chất ức chế vận chuyển Natri-glucose 2 được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên dùng trong các trường hợp người bị bệnh thận mãn tính, suy tim hoặc bị xơ vữa động mạch.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

2. Thuốc tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường tuýp 1

Còn lại, đối với người bệnh tiểu đường type 1, họ buộc phải dùng thuốc tiêm insulin, vì quá trình dùng thuốc uống không còn phát huy tác dụng. Liều lượng và số lần tiêm cần thiết mỗi ngày tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân.

Mỗi loại thuốc tiêm có tác dụng khác nhau, có thể trong thời gian ngắn, dài, tùy thuộc vào liều lượng bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc tiêm insulin phổ biến là: Insulin Glulisine (Apidra), Insulin Lispro (Humalog), Insulin Aspart (Novolog), Insulin Glargine (Lantus), Insulin Detemir (Levemir), Insulin Isophane (Humulin N, Novolin N).

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc điều trị tiểu đường mà anh Huấn có thể tham khảo. Tuy nhiên, anh Huấn nên đến bệnh viện khám lại và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia