Người bệnh tiểu đường cần biết

Chỉ số đường huyết của thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên biết

Chuyentieuduong.vn – Chỉ số đường huyết là một công cụ dinh dưỡng đánh giá khả năng tác dụng nhanh – chậm và làm tăng lượng đường trong máu của các loại thực phẩm.

1. Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường. Thực phẩm được xếp hạng có chỉ số đường huyết thấp, trung bình hoặc cao tùy thuộc vào mức độ làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Chẳng hạn, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là đường, cơm hoặc bánh mì trắng.

Bằng cách lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường có thể giảm thiểu sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, lượng đường huyết sẽ cao lên đột ngột sau ăn.

Để chỉ định lượng đường huyết của thực phẩm (GI), các chuyên gia dinh dưỡng đã phân thực phẩm thành 3 nhóm: Thấp, trung bình và cao.

– Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp từ 55 trở xuống.

– Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình là từ 56 đến 69.

– Thực phẩm chỉ số đường huyết cao là 70 hoặc cao hơn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Đối với tải lượng đường huyết, dưới 10 được xem là thấp, 10 đến 20 là trung bình và trên 20 được xem là cao. Tải lượng thể hiện lượng đường bột có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó.

2. Cách xác định chỉ số đường huyết của thực phẩm

Yếu tố để xác định chỉ số đường huyết của thực phẩm là tính axit, cách chế biến và hàm lượng chất xơ. Chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm thay đổi khi trộn lẫn các loại với nhau.

Thực phẩm có tính axit cao, chẳng hạn như dưa chua, bánh mì bột chua có chỉ số đường huyết thấp hơn bánh mì trắng. Cách chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến chỉ số GI của thực phẩm. Thực phẩm nấu càng lâu thì chỉ số GI càng cao.

thuc-an
Chọn thực phẩm có đường huyết thấp giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở ngưỡng an toàn

Khi thức ăn được nấu chín, tinh bột hoặc carbs bắt đầu bị phân hủy, đường càng nhanh đi vào dòng máu càng làm cho lượng đường trong máu thay đổi bất thường.

Theo nguyên tắc chung, thực phẩm càng được chế biến cầu kỳ thì chỉ số đường huyết càng cao. Nước ép trái cây có chỉ số GI cao hơn trái cây tươi. Trái cây càng chín thì chỉ số đường huyết càng cao. Thực phẩm giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp và phân hủy chậm hơn.

3. Tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Bổ sung các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đồng thời, nắm rõ chỉ số đường huyết của thực phẩm giúp bạn biết được các loại thực phẩm có thể kết hợp với nhau mà không làm tăng đường huyết.

Chẳng hạn, khi bạn ăn một số loại trái cây và rau có chỉ số đường huyết thấp kết hợp với thực phẩm lượng đường huyết cao, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Bạn có thể thêm các hạt đậu vào gạo, bơ vào bánh mì hoặc sốt cà chua vào mì ống để giảm chỉ số đường huyết.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Chọn thực phẩm có đường huyết thấp giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ lượng thức ăn nhất định trong mỗi bữa ăn và quản lý tổng lượng carb tiêu thụ mỗi ngày.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị, khi bạn bắt đầu thực hiện chế độ ăn kiêng để kiểm soát bệnh tiểu đường, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.

Người bệnh tiểu đường cần ghi chú những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ưu tiên sử dụng. Ăn uống lành mạnh là điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Trái cây và rau quả là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh.

Quản lý lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống là một phần cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia