Tin tức y tế

Uống cà phê làm tăng đường huyết ở người tiểu đường type 2

Chuyentieuduong.vn – Trong một nghiên cứu liên quan đến nam giới, cà phê không chứa caffein, thậm chí vẫn có thể làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2.

1. Cà phê làm tăng đường huyết ở người tiểu đường type 2

Trên thực tế, trong một thời gian ngắn, caffein được chứng minh, có thể làm tăng lượng glucose – huyết trong máu.

Một nghiên cứu năm 2004 tại Hoa Kỳ cho hay, người bệnh tiểu đường uống một viên caffein trước khi ăn, có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, cà phê là loại thức uống người bệnh tiểu đường type 2 nên hạn chế.

Đặc biệt, những người chuyển hóa caffein chậm, cho thấy lượng đường trong máu cao hơn những người chuyển hóa caffein nhanh.

Người bệnh tiểu đường type 2, ngay khi uống cà phê, lượng đường trong máu tăng đột ngột. Do đó, bạn nên theo dõi lượng đường tăng cao hơn so với những ngày không uống cà phê như thế nào, để điều chỉnh liều lượng sử dụng cho phù hợp.

2. Người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu cà phê để không tăng đường huyết?

Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể thưởng thức một lượng cà phê nhất định trong tuần. Thưởng thức 1-2 cốc cà phê vào cuối tuần, để ngăn ngừa biến chứng về gan, sỏi thận, bệnh gút, bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) ở người bị tiểu đường.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy, cà phê làm giảm nguy cơ trầm cảm và tăng khả năng tập trung, suy nghĩ ở nhiều người.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

ca-phe-trung
Thêm tinh chất vani và quế vào cà phê thay vì sữa và đường

Các nhà nghiên cứu tại Harvard (Hoa Kỳ) đã theo dõi hơn 100.000 người có thói quen uống cà phê vào mỗi buổi sáng, trong khoảng 20 năm. Năm 2004, khi đưa ra kết luận, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, những người uống nhiều hơn một cốc cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 11%. Còn lại, trường hợp giảm lượng cà phê trên ngày, tăng 17% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Lưu ý khi uống cà phê

Chú ý khi uống cà phê, bệnh nhân tiểu đường nên lọc hết caffein, không dùng thêm đường sữa, đặc biệt hạn chế cà phê espresso, có lượng chất béo lớn.

Thường xuyên uống cà phê với chất béo bão hòa hoặc đường, có thể làm tăng tình trạng kháng insulin trong tuyến tụy, khiến bệnh tình của người tiểu đường type 2 trở nên tồi tệ hơn.

Do đó, để không mất vị cà phê và không gây tăng đường huyết. Bạn có thể thêm tinh chất vani và quế, hoặc có thể chọn sữa vani không đường, chẳng hạn như sữa dừa, hạt lanh, hạnh nhân, có chỉ số đường thấp, để cho vào cà phê.

Ngay cả đối với những người bình thường, caffein trong cà phê cũng có thể gây ra số ít tác dụng phụ. Trẻ em và thanh thiếu niên nên uống ít hơn 100 miligam caffein mỗi ngày. Bao gồm tất cả đồ uống có chứa caffein, không chỉ riêng cà phê.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia