Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Việc tạo thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường thường không dễ dàng. Do đó, Chuyện tiểu đường đã xây dựng một số thực đơn mẫu ở bài viết dưới đây.

1. Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường cần những gì

Để lên thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường, ít nhất bạn cần lên kế hoạch cụ thể về những gì cần ăn, ăn bao nhiêu và nên ăn vào thời gian nào. Thực đơn bữa ăn không phải là “mực thước” áp dụng tất cả cho các bệnh nhân tiểu đường, mà mỗi người sẽ có một thực đơn dinh dưỡng khác nhau tuỳ theo nhu cầu và sở thích.

Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường chủ yếu tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, các sản phẩm từ thịt, sữa và chất béo lành mạnh. 

Lập kế hoạch thực đơn cho bệnh tiểu đường cần cân nhắc thời gian và khẩu phần bữa ăn để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Thông thường, một kế hoạch bữa ăn cho bệnh tiểu đường bao gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và 1-2 bữa ăn nhẹ.

Các bữa ăn chính thường được khuyến cáo không chứa quá 60 gam carbohydrate, bữa ăn nhẹ nên có mục tiêu từ 15 đến 20 gam carbohydrat.

2. Thực đơn tham khảo trong 3 ngày

2.1. Ngày 1

Bữa sáng (62 calo, 15 g carbs)

– 1 cái bánh mì bơ trứng

 – 1/2 chén quả mâm xôi

– 1 quả cam

Lưu ý hàm lượng carbohydrate và chất xơ trong bánh mì ở các cửa hàng có thể khác nhau. Do đó, bạn hãy hỏi chủ cửa hàng hoặc xem trên bao bì để chọn loại bánh mì chứa khoảng 15 g carbs và hơn 20% chất xơ.

Bữa trưa (363 calo, 36 g carbs)

Salad rau củ là món ăn phù hợp cho người bệnh tiểu đường

– 1 phần salad cà chua – dưa chuột

– 6 cái bánh quy Quasure Light 140 g.

– Cơm (1 bát), 2 muỗng canh bí đao

Bữa ăn nhẹ (75 calo, 13 g carbs)

– ½ chén quả việt quất

– 1/2 hộp sữa chua không đường

Bữa tối (416 calo, 47 g carbs)

– 1 khẩu cá hồi sốt bơ chanh hoặc cam

– 1/2 chén đậu bắp luộc

– Măng tây xào thịt bò

Tổng lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cả ngày là: 1.219 calo, 63 g protein, 136 g carbohydrate, 34 g chất xơ, 52 g chất béo, 8 gam sắt, 1.280 mg natri.

2.2. Ngày 2

Bữa sáng (62 calo, 12 g carbs)

– ½ chén sữa chua với việt quất và mật ong

– Trứng chiên bơ

Bữa trưa (357 calo, 41 g carbs)

– 1 phần salad cá ngừ

– Canh sườn đậu trắng khoai môn

– Cơm (gạo lứt)

– 1 quả cam

Bữa ăn nhẹ (64 calo, 15 g carbs)

– 1 cốc bắp rang bơ được gia vị với muối vừa ăn (1/8 thìa cà phê)

Cân bằng lượng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

Bữa tối (489 calo, 39 g carbs)

– 1 chén quả mâm xôi

– Gà luộc (nửa con)

Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp carbohydrate với protein và chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ, giúp giữ cho lượng đường trong máu không tăng quá nhanh. Ở đây, chúng tôi kết hợp thịt gà với gạo lứt và salad để tạo nên một bữa tối cân bằng chất dinh dưỡng.

Tổng số lượng dinh dưỡng trong thực đơn ngày thứ 2 là 1.223 calo, 85 g protein, 142 g carbohydrate, 27 g chất xơ, 35 g chất béo, 6 gam sắt, 1.342 mg natri.

2.3. Ngày 3

Bữa sáng (280 calo, 44 ​​g carbs)

– 1/2 chén yến mạch

– 1/2 quả táo vừa, cắt lát

Bữa trưa (256 calo, 25 g carbs)

– 1 phần sald bơ trứng gà

– 6 cái bánh quy Quasure Light 140 g.

Rau củ và sữa là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường

Bữa tối (468 calo, 28 g carbs)

– 1 phần thịt lợn xào súp lơ

– Dưa cải, trái cây

Gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác là những lựa chọn lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường. Yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời giàu chất xơ trong thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường. Chuẩn bị yến mạch vào đêm hôm trước và hâm nóng lại trong lò vi sóng nếu bạn bận rộn vào buổi sáng.

Tổng số hàng ngày: 1.210 calo, 56 g protein, 135 g carbohydrate, 33 g chất xơ, 53 g chất béo, 9 g chất sắt, 1.498 mg natri.

Đồ ăn nhẹ trong thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường

Có nhiều loại thức ăn nhẹ để giúp kiểm soát cơn đói và lượng đường trong máu của bạn, bao gồm:

– Hạnh nhân lát

– Táo

– Trứng luộc

– Bánh ngọt dành riêng cho người tiểu đường.

Trên đây là thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường trong 3 ngày. Mỗi ngày tương đương 1.200 calo và bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lượng calo tuỳ theo thể trạng và hoạt động. Chuyện tiểu đường hy vọng rằng thực đơn mẫu này sẽ là nguồn cảm hứng để bạn thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

Theo dõi những bài viết khác của Chuyện tiểu đường để có được công thức nấu ăn tốt nhất!

Có thể bạn quan tâm:

>>> Đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

>>> Biến chứng tim mạch của tiểu đường là gì?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia