Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết

Nguyên Nhân Đường Huyết Cao và cách kiểm soát

nguyen-nhan-duong-huyet-cao

Chuyentieuduong.vn – Lượng đường huyết tăng cao kéo theo sự rối loạn chuyển hoá chất béo và chất đạm trong cơ thể. Nên để kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân đường huyết cao và cách thức để khắc phục tình trạng này.

1. Nguyên nhân đường huyết cao

Đường huyết cao chủ yếu xảy ra ở những người bị tiểu đường. Chỉ số đường huyết tăng cao do một số yếu tố dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều đường bột, chất béo.
  • Không tiêm đúng liều lượng insulin.
  • Căng thẳng kéo dài làm cho các hormone giữ lượng đường trong máu tăng lên.
  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc: thuốc chống viêm, cảm cúm, thuốc tránh thai.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Thường xuyên mất ngủ.
  • Dừng thuốc hạ đường huyết đột ngột.
  • Hiện tượng bình minh: thực tế vào khoảng 8-10h sáng có một số hormone như cortisol, glucagon, epinephrine làm cho gan giải phóng glucose vào trong máu, gây tăng đường huyết.

2. Dấu hiệu nhận biết đường huyết cao

duong-huyet-cao-o-nguoi-benh-tieu-duong
Đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường do rối loạn quá trình chuyển hóa đường

Nguyên nhân đường huyết cao ở mỗi cơ thể người bệnh là khác nhau. Điều đó tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng, cơ địa, thói quen sinh hoạt,…

Một số người bị tăng đường huyết không có dấu hiệu bất thường cho đến khi xuất hiện biến chứng. Bởi vậy, người nhà cần đưa bệnh nhân đi khám, ngay khi có các biểu hiện dưới đây:

– Đau đầu, mệt lả, mất tập trung

– Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm

– Miệng khô và khát nước liên tục

– Thấy đói và bủn rủn tay chân

– Thị lực suy giảm, mắt mờ và nhức mỏi

– Vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng

3. Đường huyết bao nhiêu là cao?

Người bình thường

  • Chỉ số an toàn khi đói (nhịn ăn trên 8h) dao động từ 4.0 – 5.9 mmol/l.
  • Sau ăn 2h: dưới 7.8 mmol/l.

Đường huyết cao sẽ lớn hơn các chỉ số này. Đây có thể là giai đoạn tiền tiểu đường hoặc tiểu đường.

Người bị tiểu đường

  • Chỉ số Glucose trong máu lúc đói ≥ 126 mg/dl ( tương đương 5-7,2 mmol/l).
  • Chỉ số Glucose trong máu sau ăn 2h ≥ 200 mg/dL  (> 11.1 mmol/l) 
  • Chỉ số Glucose trong máu vào một thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (> 11.1 mmol/l) 

Trong trường hợp, chỉ số Glucose khi đói nằm trong khoảng 110 – 126 mg/dl (>7 mmol/L) là trường hợp bị rối loạn đường huyết lúc đói (hay gọi là giai đoạn tiền tiểu đường). 

Nếu chỉ số đường huyết cao trong một khoảng thời gian nhất định rồi sau đó trở về bình thường thì đây chỉ là một biểu hiện sinh lý, không phải bệnh lý.

3. Đường huyết cao có gây nguy hiểm không?

bien-chung-tieu-duong
Biến chứng tiểu đường do đường huyết cao

Chắc chắn rằng, đối với những người đang tìm hiểu về nguyên nhân đường huyết cao cũng phần nào biết được sự nguy hiểm mà tình trạng này mang lại.

Đường huyết cao kéo dài gây rối loạn quá trình chuyển hoá đường, kéo theo lượng mỡ và đạm sinh ra các rác thải, làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu.

Chất béo lắng đọng trong lòng nội mạc, hình thành các mảng xơ vữa khiến các chất dinh dưỡng không được vận chuyển nuôi dưỡng các cơ quan. Thiếu đi các chất dinh dưỡng dẫn đến các cơ quan trong cơ thể như tim, thận, gan, mắt và hệ thần kinh bị tổn thương, suy giảm chức năng.

tam-hong-phuc

Nếu đường huyết tăng trên 250mg/d (tương đương 14mmol/l) có thể gây ra biến chứng cấp tính nguy hiểm, dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở người bệnh tiểu đường type 2 hoặc hôn mê sâu do nhiễm toan ceton ở người bệnh bị tiểu đường type 1. Thậm chí, người bệnh có thể tử vong nếu không kịp thời cấp cứu.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

4. Cách kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Kiểm soát những nguyên nhân đường huyết cao vừa kể trên là cách hữu hiệu để ngăn cản tình trạng này có thể xảy đến với người bệnh.

Kiểm tra đường huyết tại nhà vào buổi sáng và sau ăn. Kiểm tra sức khoẻ và thăm khám định kỳ để bác sĩ nắm rõ được tình trạng bênh của bạn.

  • Giảm lượng đường và hạn chế ăn bánh ngọt, tinh bột và chất béo. Đồng thời tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt.
  • Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng đường huyết cao, dần cải thiện bệnh tiểu đường và giảm thiểu biến chứng.
  • Ban nên uống đủ nước để lọc đường trong máu và sau đó thải qua đường nước tiểu, giúp bạn cơ thể không bị mất nước khi đường huyết cao.
  • Cuối cùng, người bệnh tiểu đường nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để duy trì đường huyết ổn định và điều hòa ở ngưỡng an toàn. 


Có thể bạn quan tâm
:

>>> Bệnh tiểu đường nguyên nhân từ đâu?

>>> Đơn vị đường huyết là gì?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia