Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên bảo vệ bàn chân như thế nào để chống nhiễm khuẩn?

Chuyentieuduong.vn – Bàn chân là một bộ phận mà người bệnh tiểu đường cần đặc biệt quan tâm. Vậy khi bị tiểu đường, bạn nên bảo vệ bàn chân như thế nào?

Khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường, một trong những lưu ý không thể bỏ qua trong quá trình điều trị là phải quan sát và chăm sóc bàn chân mỗi ngày. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn cho bệnh nhân và người nhà khi thực hiện. Chuyện tiểu đường đã nhận được thắc mắc này từ anh Vũ Thái Hoàng (37 tuổi, ở Thái Bình) như sau:

Người bệnh tiểu đường nên bảo vệ bàn chân như thế nào để chống nhiễm khuẩn?“.

Với câu hỏi của anh Hoàng, chúng tôi đã nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia và nhận được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Tại sao người bệnh tiểu đường phải kiểm tra bàn chân mỗi ngày?

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, việc quan sát và chăm sóc bàn chân mỗi ngày rất quan trọng. Bởi vì khi mắc bệnh, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Việc chân bị lạnh, thiếu độ ẩm và dễ gặp các vấn đề về da. Hơn nữa, bàn chân là một bộ phận thường ở trong môi trường kín như giày, ít thông thoáng, nhiều vi khuẩn tích tụ. Nên nguy cơ về các vấn đề này càng cao hơn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Người bệnh tiểu đường cần chú ý chăm sóc bàn chân trong quá trình điều trị

2. Biện pháp bảo vệ bàn chân

Như vậy, cách tốt nhất đó là đồng thời quan sát các biểu hiện của bàn chân mỗi ngày, đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường và thực hiện các biện pháp chăm sóc hỗ trợ. Dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh và gia đình có thể áp dụng ngay tại nhà:

– Kiểm soát đường huyết chặt chẽ, mang theo máy đo bên người, đặc biệt khi đi xa và duy trì lịch kiểm tra đường huyết cố định.

– Luôn mang giày dép mềm để tránh dẫm phải những vật nhọn, hạn chế tối đa việc bàn chân bị tổn thương, có vết thương hở.

– Mang giày vừa chân, không đi giày quá chật hoặc quá lỏng, phải nhờ đến miếng lót.

– Thay giày sau khi mang liên tục 4-5 giờ, có giày dự phòng nếu làm văn phòng. Ai làm công việc nặng nhọc, ra nhiều mồ hôi nên có 2 đôi giày để thay.

– Khi mang giày phải có tất, nên dùng tất cotton và thay thường xuyên nếu ra nhiều mồ hôi. 

– Rửa chân sạch sẽ hàng ngày và tránh ngâm chân lâu trong nước, nếu bị khô nẻ ở chân thì phải dùng kem dưỡng ẩm  thường xuyên. 

– Quan tâm đến các vết chai ở chân, không để hình thành các nốt phỏng rộp. 

– Khi bị viêm loét cần được đi khám và được hướng dẫn điều trị.

Trên đây là hướng dẫn từ chuyên gia để người bệnh bảo vệ bàn chân khi điều trị tiểu đường. Nếu có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi. Chuyện tiểu đường luôn nỗ lực để lắng nghe bạn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Hồng Phúc – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia