Hỏi - Đáp tiểu đường Kiến thức tiểu đường

Một số món ăn sáng cho người tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Một bữa sáng lành mạnh và dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường. Vậy, những món ăn sáng cho người tiểu đường là món gì? Lượng thức ăn ra sao và ăn vào thời điểm nào? Hãy cùng Chuyện tiểu đường tìm hiểu nhé!

Bạn Liêu Hà Trang, ở huyện Vụ Bản, Nam Định gửi câu hỏi đến Chuyện tiểu đường:

“Ông em ngoài 70 tuổi, gần đây, ông đi khám và bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Buổi sáng, ông em thường ăn cơm hoặc mì tôm. Em muốn hỏi một số món ăn sáng để có thể thay đổi thực đơn cho ông. Mong Chuyện tiểu đường giải đáp giúp em!”

Với câu hỏi của bạn Trang, chúng tôi có một số giải đáp sau:

1. Nguyên tắc bữa sáng và món ăn sáng cho người tiểu đường

Đối với người tiểu đường, việc đầu tiên là cần hạn chế tinh bột và dầu mỡ để duy trì đường huyết ổn định. Lượng đường huyết trong cơm trắng rất cao, trong mì tôm lại chứa một lượng chất béo xấu, khiến cholesterol tăng, nếu sử dụng thường xuyên. Vì vậy, bạn nên khuyên ông hạn chế ăn cơm trắng và mì tôm vào bữa sáng.

Nguyên tắc đơn giản cho bữa sáng của người bệnh tiểu đường là bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm để tạo cảm giác no lâu. Các loại thực phẩm giàu chất đạm thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm trứng, đậu, hạt ngũ cốc dinh dưỡng, sữa không đường, sữa tác béo…

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên đo lại lượng đường huyết sau ăn để biết được thực phẩm đó có làm tăng đường huyết hay không. Đồng thời, điều chỉnh được liều lượng thức ăn cho phù hợp. Tuyệt đối không bỏ ăn sáng vì đường huyết lúc đói dễ tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

2. Một số món ăn sáng cho người tiểu đường

Bạn có thể tham khảo một số món ăn vừa có lượng đường huyết thấp, vừa có đủ chất dinh dưỡng như: trứng, bột ngũ cốc, khoai lang luộc ( không cho người đau dạ dày), nếu ăn hủ tiếu hoặc bún phở thì chỉ ăn nước dùng trong, bỏ nước béo…

2.1. Trứng

Trứng là thực phẩm chứa nhiều đạm và acid béo omega-3, lòng đỏ trứng chứa hợp chất biotin giúp cải thiện độ nhạy của cơ thể với insulin, góp phần điều hòa lượng đường huyết. Người bệnh tiểu đường ăn trứng, cơ thể sử dụng hiệu quả glucose trong máu hơn, giảm thiểu nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 ở người bị tiền tiểu đường.

Bữa sáng lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường có thể là món trứng luộc hoặc trứng cuộn. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 3-5 quả/tuần.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

yen-mach
Món bột yến mạch vào bữa sáng cho người bệnh tiểu đường

2.2. Bột yến mạch

Đặc biệt, bột yến mạch hay cháo yến mạch cũng là món ăn yêu thích của người bệnh tiểu đường, góp phần làm chậm quá trình hấp thụ đường huyết, dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột. Bột yến mạch giúp chống đói và giảm thiểu được việc ăn vặt, dung nạp quá nhiều thức ăn ở người bệnh tiểu đường. Yến mạch làm giảm tính kháng insulin ở một số người bệnh.

2.3. Sữa chua không đường

Sữa chua không đường là một lựa chọn tuyệt vời và tiện lợi cho người bệnh tiểu đường. Bữa sáng ăn kèm sữa chua không đường với hoa quả tươi bổ dưỡng và giàu protein, cung cấp chất xơ và chất béo đơn bão hòa tốt cho cơ thể.

2.4. Cà phê hoặc nước ép

Nếu muốn uống cà phê vào buổi sáng hoặc một ly nước ép, ban nên thêm một ít tinh chất vani, quế để tăng thêm mùi vị của cà phê, nước ép mà không cần cho thêm đường.

Các loại sữa không đường như sữa dừa, hạt lanh, hạt nhân… chứa tới 20% protein, người bị tiểu đường nên bổ sung thêm sữa trong các bữa ăn phụ hoặc vào bữa sáng để tăng sức đề kháng, duy trì hoạt động thể chất trong ngày.

Buổi sáng bạn có thể bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả tươi. Lưu ý, người bệnh tiểu đường nên ăn nhạt và hạn chế ăn ngọt. Nên ăn sáng sớm và chia bữa sáng thành 2 lần và các giờ ăn cách nhau 2-3 giờ, để tránh ăn quá no trong một lần ăn sáng.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn Trang nắm được các món ăn sáng phù hợp với sức khỏe và bệnh tiểu đường của ông hiện giờ. Tránh để ông ăn nhiều cơm trắng và mì tôm, sẽ khó kiểm soát được chỉ số đường huyết.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia