Kiến thức tiểu đường Người bệnh tiểu đường cần biết Tin tức y tế

Hướng dẫn chế độ ăn cho người Đái Tháo Đường

Chuyentieuduong.vn – Những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường tiêu thụ hàng ngày có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Vì vậy, Chuyện tiểu đường sẽ hướng dẫn chế độ ăn cho người đái tháo đường với một số loại thực phẩm thiết yếu.

1. Yếu tố ảnh hưởng đến chế độ ăn cho người đái tháo đường

– Độ tuổi

– Giới tính

– Mức độ hoạt động

– Cân nặng

Không có thực phẩm nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể người bệnh cần. Do đó, chế độ ăn cho người đái tháo đường phải đa dạng các loại thực phẩm khác nhau từ các nhóm thực phẩm chính hàng ngày.

2. Thực phẩm chính trong chế độ ăn cho người đái tháo đường

2.1. Trái cây và rau

trai-cay
Trái cây và rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn cho người đái tháo đường

Trái cây – rau xanh ít calo, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Người bị bệnh tiểu đường bổ sung nhiều trái cây giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ cải thiện mức cholesterol lành mạnh và hạ huyết áp.

Nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép trái cây và sinh tố vì nước ép – sinh tố chứa ít hoặc không chứa chất xơ. Trái cây và rau tốt cho người tiểu đường:

– Dưa chuột, bưởi, bơ, mâm xôi, dâu tây, mận, đào,…

–  Cà rốt, đậu hà lan

– Nấm, rau bina, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, cần tây, rau diếp

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tiểu đường có ăn được cà chua không?

>>> Bệnh tiểu đường ăn hủ tiếu được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

2.1. Thực phẩm giàu tinh bột

thuc-pham-tinh-bot
Thực phẩm giàu tinh bột trong các bữa ăn chính

Thực phẩm giàu tinh bột là như khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì và chuối. Thực phẩm chứa carbohydrate phân hủy thành glucose và được tế bào sử dụng làm nhiên liệu cho hoạt động của cơ thể.

Tuy nhiên một số thực phẩm giàu tinh bột có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, điều này khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. 

Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên chọn những thực phẩm tinh bột có chỉ số đường huyết (GI) thấp, như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, mì ống làm từ lúa mì nguyên cám và gạo lứt. Những loại thực phẩm này có nhiều chất xơ hơn, giúp giữ cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang cố gắng cắt giảm lượng carbohydrat, trước tiên hãy cắt giảm những thức ăn như bánh mì trắng, mì ống và cơm. 

2.3. Thực phẩm giàu protein như đậu, hạt, đậu, trứng, thịt và cá

thuc-pham-protein
Thực phẩm protein giúp tăng trưởng và duy trì các mô

Thịt và cá có nhiều chất đạm, giúp cơ bắp của bạn luôn khỏe mạnh. Nhưng chế độ ăn cho người đái tháo đường là ít thịt đỏ và thịt đã qua chế biến. 

Để hạn chế thịt đỏ, bạn có thể xen kẽ các món cá giàu chất béo omega-3 như cá thu, cá hồi và cá mòi để tăng cường sức khoẻ tim mạch.  Cố gắng ăn một số thực phẩm chứa protein mỗi ngày. Cụ thể là ít nhất 1-2 phần cá mỗi tuần. Một số các loại hạt (hạnh nhân, hạt chia, hạt điều,…) có thể cắt nhỏ trộn cùng với món salad rau xanh 

2.4. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Chế độ ăn cho người đái tháo đường cần chất béo nhưng nên hạn chế chất béo bão hòa hơn do chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim và đột quỵ. Chất béo bão hòa lành mạnh hơn là các loại thực phẩm như dầu ô liu, dầu thực vật, dầu hạt cải.

2.5. Thực phẩm từ sữa và các thực phẩm thay thế

thuc-pham-chat-beo
Các sản phẩm từ sữa cung cấp nguồn canxi dồi dào

Sữa, pho mát và sữa chua có nhiều canxi và protein rất tốt cho xương và cơ bắp của bạn. Nhưng một số thực phẩm từ sữa có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, vì vậy hãy chọn các loại thực phẩm thay thế ít chất béo hơn.

Tốt hơn là bạn nên dùng sữa chua không đường ăn kèm với một số quả mọng (việt quất, mâm xôi, dâu tây, nho,..). Sữa đậu nành hãy chọn loại không đường và bổ sung canxi.  

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

3. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn

– Bánh ngọt

– Khoai tây chiên

– Đồ uống có đường

Những thực phẩm và đồ uống có đường này có hàm lượng calo cao và làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra còn chứa nhiều đầy muối khiến bạn có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp và đột quỵ. Bạn không nên ăn nhiều hơn 1 muỗng cà phê (6g) muối mỗi ngày. Hãy thử các loại trà và cà phê không đường và làm nước sốt của riêng bạn, như tương cà chua và sốt tandoori.

tam-hong-phuc

Có thể bạn quan tâm:

>>> Bệnh đái tháo đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

>>> Điều trị tiểu đường bằng đông y là có thật?

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia