Tin tức y tế

Hơi thở có mùi do biến chứng của bệnh tiểu đường

Chuyentieuduong.vn – Hơi thở có mùi là dấu hiệu của nhiễm toan ceton, một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường. Miệng có mùi amoniac (mùi hoá chất) có thể liên quan đến biến chứng thận do bệnh tiểu đường. Bệnh hen suyễn, xơ nang, xơ gan và ung thư phổi cũng có thể gây ra mùi hôi miệng.

1. Nguyên nhân gây hôi miệng ở người bệnh tiểu đường

Chứng hôi miệng ở người bệnh tiểu đường do hai nguyên nhân chính gây ra, bệnh nha chu và lượng ceton (axit béo) tích tụ trong máu cao.

Bệnh viêm nha chu (viêm nướu)

Theo báo cáo trên Tạp chí Khoa học Y tế và Nha khoa IOSR Quốc tế, ước tính cứ ba người mắc bệnh tiểu đường thì có một người mắc bệnh nha chu. Biến chứng bệnh tim và đột quỵ của bệnh tiểu đường cũng có liên quan đến bệnh nha chu.

Bệnh tiểu đường làm tăng lượng đường trong nước bọt, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, nhiễm trùng và gây hôi miệng. Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể khó chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng, khiến bệnh viêm nướu khó lành hơn.

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

hoi-tho-co-mui
Bệnh nha chu và lượng ceton (axit béo) tích tụ trong máu cao gây ra chứng hôi miệng ở người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường bị viêm nha chu, bệnh có thể nặng hơn và mất nhiều thời gian để chữa lành hơn so với người khác. Hôi miệng là một dấu hiệu phổ biến của bệnh nha chu. Các dấu hiệu khác bao gồm: Nướu đỏ hoặc mềm, chảy máu chân răng, răng nhạy cảm hoặc tụt nướu.

lượng ceton (axit béo) tích tụ trong máu cao

Khi cơ thể người bệnh không thể tạo ra đủ insulin để chuyển hoá glucose. Cơ thể buộc phải chuyển sang cơ chế đốt cháy chất béo. Đốt cháy chất béo thay vì đường sẽ tạo ra ceton, tích tụ trong máu và nước tiểu của bạn.

Khi ceton tăng đến mức không an toàn, bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng nguy hiểm là nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA). Bên cạnh đó, nồng độ ceton cao thường gây hôi miệng.

2. Mẹo ngăn ngừa chứng hôi miệng

Viêm nha chu là biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có thể thực hiện các mẹo hàng ngày dưới đây để ngăn ngừa viêm nướu:

>> Bấm vào đây để gửi câu hỏi tư vấn, trao đổi với cây bút Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

– Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

– Vệ sinh và làm sạch lưỡi.

– Uống nước và giữ ẩm cho miệng.

– Sử dụng kẹo bạc hà, kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.

– Gặp nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng.

– Dừng hút thuốc để hạn chế hơi thở có mùi.

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, nên khám tổng thể ít nhất 6 tháng/1 lần. Khám bệnh và tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề về miệng giúp bạn có hơi thở thơm mát hơn.

Tâm Hồng – chuyentieuduong.vn

Bài tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn từ chuyên gia